Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

20 thg 6, 2012

Lưỡng Hà



Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Tên gốc của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp μέσος "giữa" và ποταμός "sông", để chỉ hai vùng châu thổ sông Euphrates và sông Tigris cũng như vùng đất nằm giữa chúng. Tương tự, trong tiếng Ả rập nó được gọi là بين نهرين Bayn Nahrain "giữa hai con sông". Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia.

 Các nhà học giả đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá[1]. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người Châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19[2].

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Lịch sử

Bản đồ tổng quan Lưỡng Hà cổ đại
Lịch sử Lưỡng Hà bắt đầu từ sự xuất hiện của nền văn minh tại miền nam Iraq vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi Alexander Đại Đế tới đây vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên (đây được coi là thời điểm bắt đầu sự Hy Lạp hoá vùng Cận Đông, vì thế cũng đánh dấu sự "chấm dứt" của Lưỡng Hà). Thông thường, mọi người cho rằng có một sự nối tiếp văn hoá và đồng nhất không gian cho toàn bộ thời gian lịch sử địa lý này ("Truyền thống Vĩ đại"), dù còn một số điểm chưa rõ ràng. Lưỡng Hà là nơi tồn tại của một số vương quốc cổ nhất thế giới, với trình độ tổ chức xã hội ở mức cao và phức tạp. Vùng này là một trong bốn nền văn minh phát sinh dọc theo các con sông nổi tiếng trên thế giới, nơi phát minh ra chữ viết, cùng với đồng bằng châu thổ sông Nile tại Ai Cập, châu thổ sông Indus tại Tiểu lục địa Ấn Độ và châu thổ sông Hoàng Hà tại Trung Quốc.
Lưỡng Hà cũng là nơi phát sinh của nhiều thành phố có tầm quan trọng lịch sử như Uruk, Nippur, NinevehBabylon cũng như nhiều vương quốc rộng lớn khác như vương quốc Akkadian, Vương triều Ur thứ baĐế chế Assyri. Một số nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà là Ur-Nammu (Vua xứ Ur), Sargon (người thành lập nên Vương quốc Akkad), Hammurabi (người thành lập quốc gia Babylon cổ), Tiglath-Pileser I (người thành lập Đế chế Assyri), và Tigranes Đại Đế (người thành lập Đế chế Armenia).
"Lưỡng Hà cổ đại" bao gồm giai đoạn từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi những người Achaemenid trỗi dậy vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Khoảng thời gian dài này có thể được phân chia thành những giai đoạn như sau:
Ngày tháng thuộc thiên niên kỷ thứ hai và thứ ba trước Công Nguyên chỉ gần đúng; so sánh Bảng niên đại Cận Đông Cổ Đại.

[sửa] Ngôn ngữ và chữ viết

Ngôn ngữ viết sớm nhất tại Lưỡng Hà là tiếng Sumer, một tử ngữ. Các học giả đồng ý rằng nhiều ngôn ngữ khác cũng đã được sử dụng ở Lưỡng Hà trong thời kỳ đầu song song với tiếng Sumer. Sau này Tiếng Semit, tiếng Akkad, dần trở thành ngôn ngữ phổ thông, dù tiếng Sumer vẫn được giữ lại sử dụng trong hành chính, tôn giáo, văn học, và khoa học. Nhiều biến thể khác nhau của tiếng Akkad vẫn được sử dụng cho tới cuối thời kỳ Tân Babalon. Sau đó, tiếng Aramaic, vốn đã trở thành phổ thông tại Lưỡng Hà, trở thành ngôn ngữ chính thức của triều đại Achaemenid thuộc Đế chế Ba Tư. Tiếng Akkad bị bỏ rơi, nhưng cả nó và tiếng Sumer vẫn được sử dụng trong các ngôi đền trong một số thế kỷ.

[sửa] Các thư viện và bảo tàng hoàng gia

Một trong những bộ sưu tập văn bản chữ hình nêm lớn nhất thuộc các văn khố của Ashurbanipal, nhà lãnh đạo Assyria. Khoảng năm 650 TCN ông đã quyết định thành lập một thư viện tại Nineveh. Bởi vì mọi ngôi đền tại Babylonia đều có thư viện, ông đã cử các sứ thần tới thu thập các văn bản khắc tại đó. Nếu ngôi đền nào từ chối trao những văn bản của mình, các vị sứ thần sẽ tiến hành sao chụp lại. Chỉ một thời gian ngắn, thư viện hoàng gia tại Nineveh đã trở thành thư viện lớn nhất ở Assyria. Đa số những gì chúng ta hiện biết về Lưỡng Hà cổ đại đều có được ở thư viện này.
Vua Babylon, Nebuchadnezzar II, đã thành lập một bảo tàng, nơi trưng bày một số bức tượng, các đồ vật và một số văn bản. Đây là một ví dụ về văn học Babylon.

[sửa] Khoa học và kỹ thuật

Cư dân Lưỡng Hà đã phát triển nhiều kỹ thuật như gia công kim loại, làm kính, dệt vải, trồng cấy và tích trữ nước cũng như tưới tiêu. Họ cũng là những cư dân đầu tiên trên trái đất tiến vào thời kỳ đồ đồng. Ban đầu họ sử dụng đồng đỏ, đồng thauvàng, sau này họ sử dụng sắt. Những cung điện được trang trí bằng hàng trăm cân những kim loại quý giá đó. Tương tự, đồng đỏ, đồng thau và sắt cũng được dùng làm áo giáp cũng như các loại vũ khí khác nhau như kiếm, dao găm, giáo, và chùy.

[sửa] Toán học

Bài chi tiết: Toán học Babylon
Người dân Lưỡng hà sử dụng hệ thống số đếm căn bản 60. Đây là nguồn gốc của giờ 60 phút và ngày 24 giờ hiện nay, cũng như vòng tròn 360 độ. Lịch Summer cũng tính theo tuần bảy ngày. Sự hiểu biết toàn học này đã được sử dụng trong việc lập bản đồ.

[sửa] Thiên văn học

Những nhà thiên văn học Babylon rất chú tâm nghiên cứu các ngôi sao và bầu trời, và đa số họ đã có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí. Con người cho rằng mọi hiện tượng thiên văn học đều có một mục đích nào đó. Đa số chúng có liên quan tới tôn giáo và các điềm báo hiệu. Các nhà thiên văn Lưỡng Hà đã tạo ra lịch 12 tháng dựa trên những vòng quay của mặt trăng. Họ chia năm làm hai mùa: mùa hè và mùa đông. Những nguồn gốc của thiên văn học có lẽ bắt đầu từ thời điểm này.

[sửa] Tôn giáo

Tôn giáo Lưỡng Hà là tôn giáo cổ nhất được ghi chép tới ngày nay. Người dân Lưỡng Hà tin rằng thế giới là một cái đĩa phẳng, được bao quanh bởi một khoảng không gian to lớn và trống rỗng, phía trên thế giới là thiên đường. Họ cũng tin rằng nước có mặt ở mọi nơi, ở trên, dưới, và hai bên, và rằng vũ trụ đã sinh ra từ trong biển cả vô biên đó. Tôn giáo Lưỡng Hà là đa thần giáo, người dân ở đây tin vào rất nhiều vị thần.
Dù những niềm tin được miêu tả như ở trên là điều thông thường đối với mọi người dân Lưỡng Hà, vẫn có một số khác biệt theo từng vùng. Từ của người Summer để chỉ vũ trụ là an-ki, gồm tên nam thần An và nữ thần Ki. Con của họ là Enlil, vị thần không khí. Họ tin rằng Enlil là vị thần có nhiều quyền lực nhất. Ông ta là người đứng đầu các thần Pantheon, tương tự thần Zeus của người Hy Lạp và thần Jupiter của người La Mã. Người Sumer cũng tự đặt ra một số câu hỏi triết học như: Chúng ta là ai? Chúng ta đang ở đâu? Tại sao chúng ta lại ở đây. Họ cho rằng những câu hỏi đó sẽ được các vị thần linh của họ giải đáp.
Nếu ai đó bị ốm, họ sẽ cầu nguyện các vị thánh để được lành bệnh. Như đã đề cập ở trên, các bác sĩ Lưỡng Hà không có trình độ cao về y học, vì thế người dân phải trông đợi sự giúp đỡ của các thánh thần.

[sửa] Những vị thần đầu tiên

  • Anu là vị thần bầu trời của người Sumer. Ông lấy nữ thần Ki, nhưng trong một số tôn giáo Lưỡng Hà, ông có một người vợ tên là Uraš.
  • Marduk là vị thần chính của Babylon. Người dân ca ngợi ông, vì thế ông sẽ cho phép Babylon từ một nước nhỏ trở thành một Đế chế hùng mạnh.
  • Gula,*Utu (cũng được gọi là Šamaš hay Sahamash) là vị thần mặt trời.
  • Ishtar là nữ thần tình yêutình dục.
  • Enlil là vị thần nhiều quyền lực nhất trong tôn giáo Lưỡng Hà. Vọ ông là Ninlil, và các con của ông gồm Inanna, Iškur, Nanna-Suen, Nergal, Ninurta, Pabilsag, Nushu, Utu, Uraš ZababaEnnugi.
  • Nabu là vị thần chữ viết Lưỡng Hà. Ông rất tử tế, và được kính trọng vì tài viết chữ của mình. Ở một số nơi, ông được cho là người kiểm soát thiên đường và trái đất.
  • Iškur (hay Adad) là vị thần của các cơn bão.
  • Ninurta là vị thần chiến tranh của người Sumer. Ông cũng là vị thần của những người anh hùng.
  • Inanna, vị nữ thần tình yêu và chiến tranh của Sumer, cũng là vợ của Ninurta.
  • Pazuzu, cũng được gọi là Zu, là vị thần ma quỷ, người đã lấy trộm những tờ giấy số mệnh của Enlil và vì thế bị giết. Ông cũng là người mang đến bệnh dịch không thể cứu chữa.

[sửa] Tang lễ

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm ngôi mộ ở một số nơi tại Lưỡng Hà. Những ngôi mộ ấy kể lại cho chúng ta nhiều điều về phong tục tang lễ Lưỡng Hà. Tại thành phố Ur, đa số mọi người được chôn trong những ngôi mộ gia đình bên dưới nhà họ. Trẻ em được đặt trong những chiếc bình lớn và được mang tới nhà nguyện gia đình. Những người khác được chôn trong nghĩa trang chung của thành phố. Một số người được quấn trong những chiếc chiếu và thảm. Trong đa số các ngôi mộ, một số đồ vật cá nhân của người chết được chôn cùng họ, và có 17 ngôi mộ có những đồ vật quý, vì thế chúng được cho là những ngôi mộ của hoàng gia.

[sửa] Ziggurat

Ziggurat là những ngôi đền to lớn được xây dựng để cúng tế các vị thần. Chúng được xây bằng đất sétbùn và có ba hay bốn phần. Chúng được xây rất cao để luôn được giữ khô ráo bởi ở thời ấy thường xuyên xảy ra những trận lũ lụt. Cần nhiều nhân công để xây dựng một ziggurat. Ít nhất phải có đủ người để đào đất sét, làm gạch, và xếp những viên gạch đó lại với nhau. Những viên gạch được làm bằng bùn và sậy ép. Chỉ ziggurat tại Ur còn tồn tại tới ngày nay bởi những người xây dựng chúng sau này đã nhân ra rằng việc nung đất sét sẽ khiến những viên gạch có tuổi thọ lâu hơn.
Những ziggurat được xây dựng theo hình kim tự tháp, với những bậc thang dẫn lên mặt phẳng trên đỉnh - rất giống những vườn treo. Chúng được xây trông giống như những ngọn núi, vì người dân muốn có được số cây gỗ và các khoáng chất phong phú như ngọn núi Zargos, nằm giữa Lưỡng hà và nước Iran hiện nay, cũng như bởi núi là nơi trú ngụ của các vị thần, và việc xây dựng một hòn núi giả khiến con người gần gũi hơn với các vị thánh thần cũng như sẽ thường xuyên được thừa huệ hơn khi luôn có các vị thần bên cạnh.

[sửa] Văn hoá

[sửa] Âm nhạc và bài hát

Những bài hát được sáng tác để ca ngợi các vị thần thánh, nhưng cũng có nhiều bài hát ghi lại các sự kiện quan trọng. Dù âm nhạc và các bài hát là để tiêu khiển cho các vị vua và các quan cai trị, chúng cũng được nhiều người dân thường hâm mộ và họ thường hát, nhảy múa tại nhà riêng hay tại các khu chợ. Những bài hát được dạy cho trẻ em và trẻ em lại truyền lại cho các thế hệ sau đó. Nhờ thế những bài hát được lưu truyền cho tới khi có ai đó viết lại chúng. Những bài hát đó là phương tiện lưu trữ các thông tin quan trọng qua nhiều thế kỷ về các sự kiện lịch sử còn lại đến chúng ta ngày nay.
Oud (tiếng Ả Rập: العود) là một nhạc cụ dây nhỏ. Bức tranh cổ nhất về Oud có từ giai đoạn Uruk ở phía Nam Lưỡng Hà hơn 5000 năm trước. Nó hiện ở tại Bảo tàng Anh và do Tiến sĩ Dominique Collon tìm thấy. Hình ảnh thể hiện một phụ nữ ngồi bên các nhạc cụ trên một chiếc thuyền, chơi bằng tay phải. Nhạc cụ này đã xuất hiện hàng trăm lần trong lịch sử Lưỡng Hà và tái hiện ở cả thời Ai Cập cổ đại từ vương triều thứ 18 trở về sau, nhạc cụ có các biến thể cổ dài và ngắn mới.
Oud được coi là tiền thân của sáo Châu Âu. Tên của nó xuất phát từ العود al-‘ūd (gỗ) trong tiếng Ả Rập, có lẽ là loại cây có gỗ dùng chế tạo ra oud.

[sửa] Nghệ thuật

[sửa] Hội họa

[sửa] Điêu khắc

[sửa] Giải trí

Các vị vua Assyri thường đi săn bắn. Những cảnh đấm bốcđấu vật thường được thể hiện trong nghệ thuật, và polo cũng có thể là môn thể thao phổ thông, dù khi chơi một người sẽ ngồi lên vai của người kia thay vì cưỡi ngựa.[3]. Họ cũng chơi trò board game tương tự như hiện nay.

[sửa] Cuộc sống gia đình

Tỷ lệ tử vong trẻ em lên tới từ 75 đến 95 phần trăm, chỉ con cái hoàng gia và các gia đình giàu có cũng như các thợ chuyên môn, học giả, các bác sĩ, thầy tu vân vân được tới trường. Đa số trẻ em trai được tiếp tục làm công việc của cha mình hay đi ra ngoài học buôn bán[4]. Trẻ em gái ở nhà cùng mẹ, học nội trợ và chăm sóc những đứa em nhỏ hơn. Một điều khá lạ ở thời điểm đó, phụ nữ cũng có quyền. Họ có thể sở hữu tài sản và nếu có lý do, có thể ly hôn.

[sửa] Nông nghiệp

Nguồn cung cấp lương thực tại Lưỡng Hà khá phong phú nhờ vị trí giữa hai con sông, cũng là nguồn gốc tên gọi của vùng này, sông Tigris và sông Euphrates. Những vùng đất gần sông màu mỡ hơn và thuận lợi hơn cho trồng cấy, nhiều vùng đất ở xa nguồn nước khô và thường không có người ở. Điều này giải thích tại sao sự phát triển hệ thống tưới tiêu rất quan trọng đối với những người dân định cư tại Lưỡng Hà. Những phát kiến mới của Lưỡng Hà còn bao gồm việc kiểm soát nước bằng đập và sử dụng kênh dẫn nước.
Những người định cư đầu tiên ở vùng đất màu mỡ Lưỡng Hà đã sử dụng những chiếc cày gỗ để làm mềm đất trước khi trồng cấy lúa mạch, hành, nho, củ cải, và táo. Những người dân Lưỡng Hà cũng là một trong những người đầu tiên biết làm bia và nấu rượu.
Thời tiết khó đoán định của Lưỡng Hà là một trở ngại đối với những người nông dân; mùa màng thường bị thất bát vì thế những nguồn lương thực dự trữ như bò và cừu cũng được phát triển.
Nhờ khả năng trồng cấy lương thực tài tình, những người dân Lưỡng Hà không phải phụ thuộc vào nô lệ để làm việc đồng áng, chỉ trừ một số ngoại lệ nhỏ. Cũng có nhiều nguy cơ có thể gặp khi sử dụng nô lệ (ví dụ bỏ trốn/hay nổi loạn). Họ sống ở những vùng đất được gọi là vùng đất hình trăng lưỡi liềm màu mỡ.

[sửa] Triều đình

[sửa] Vua chúa

Những người dân Lưỡng Hà tin rằng vua và nữ hoàng của họ là con cháu của thần linh, nhưng không giống những người Ai Cập cổ đại, họ không bao giờ tin rằng các vị vua đó là những vị thần thực sự[5]. Đa số các vị vua đều tự phong là “vua của vũ trụ” hay “vua vĩ đại”. Một cái tên khác cũng thường được dùng là "người chăn dắt", bởi các vị vua phải trông nom thần dân của mình.
Nebuchadrezzar II là vị vua hùng mạnh nhất tại Babylonia. Ông cho rằng mình là con trai của thần Nabu. Ông đã cưới con gái Cyaxeres, vì thế các triều đại Median và Babylonia có mối quan hệ gia đình với nhau. Tên của Nebuchadnezzar có nghĩa: Nabo, bảo vệ vương triều!
Belshedezzar là vị vua cuối cùng của Babylonia. Ông là con trai của Nabonidus và Nictoris, con gái Nebuchadnezzar.
Vị vua đầu tiên của triều đại Ur (khoảng năm 2560 TCN) là Mesanepada. Ông đã biến Ur thành thành phố chính của Sumer.
Triều đại Ur khoảng 2563–2387 TCN
Triều đại Lagash khoảng 2494–2342 TCN
Triều đại Uruk khoảng 2340-2316 TCN
Triều đại Akkad khoảng 2334-2154 TCN

[sửa] Quyền lực

Khi Assyria lớn mạnh thành một đế chế, nó bị chia thành những phần nhỏ hơn, được gọi là các tỉnh. Mỗi tỉnh được đặt tên theo thành phố chính tại đó, như Nineveh, Samaria, DamascusArpad. Tất cả tỉnh đều có thủ hiến riêng, thủ hiến đảm nhiệm vai trò thu thuế: ông cũng giữ nhiệm vụ tập trung binh sĩ cho chiến tranh, và cung cấp nhân lực khi xây dựng đền miếu. Thủ hiến cũng có trách nhiệm thực thi luật pháp. Nhờ vậy họ có thể dễ dàng kiểm soát được một đế chế như Assyria. Dù Babylon là một thành bang khá nhỏ của Sumer, và nó đã lớn mạnh lên rất nhiều sau thời kỳ cai trị của Hammurabi. Ông được gọi là "người tạo luật pháp", và Babylon nhanh chóng trở thành một trong những thành phố chính của Lưỡng Hà. Sau này nó được gọi là Babylonia, có nghĩa "cổng ngõ của các vị thánh." Nó cũng đã trở thành trung tâm học vấn lớn nhất thời đại.

[sửa] Chiến tranh

Khi các thành bang bắt đầu phát triển, vùng ảnh hưởng của chúng chồng lấn lẫn nhau, tạo ra những cuộc xung đột, đặc biệt về đất đai và những con kênh. Những cuộc xung đột đó đã được ghi lại trên những bảng ghi chép hàng trăm năm trước khi cuộc chiến lớn nổ ra - cuộc chiến đầu tiên được ghi lại xảy ra vào khoảng năm 3200 TCN, nhưng chỉ sau năm 2500 TCN những cuộc chiến tranh mới trở thành điều thường nhật. Ở thời điểm này chiến tranh kết hợp vào bên trong hệ thống chính trị Lưỡng Hà, một thành bang trung lập có thể hành động như một trọng tài cho hai bên tranh chấp. Điều đó giúp hình thành các liên minh giữa các thành bang, dẫn tới việc thành lập các thành bang theo vùng[5].
Khi các đế chế thành hình, chúng tiếp tục tiến hành chiến tranh với nước ngoài. Ví dụ, vua Sargon, đã chinh phục tất cả các thành phố của Sumer, một số thành phố tại Mari, và sau đó gây chiến với Bắc Syria.
Nhiều bức tường cung điện Babylonia được trang hoàng bằng những bức tranh thể hiện những trận thắng trước kẻ thù, binh lính đối địch hoặc đang bỏ chạy trong tuyệt vọng, hoặc đang trốn tránh trong những đám lau sậy.
Một vị vua Sumer, Gilgamesh, được cho là hai phần ba thần thánh và chỉ một phần ba con người. Có những câu chuyện huyền thoại và những bài thơ về ông, được truyền lại qua nhiều thế hệ, bởi ông đã tiến hành nhiều cuộc phiêu lưu mạo hiểm được cho là rất quan trọng và giành thắng lợi trong nhiều cuộc chiến.

[sửa] Luật pháp

Vua Hammurabi, như được đề cập ở trên, là người nổi tiếng với Bộ luật Hammurabi (được tạo ra khoảng năm 1780 TCN), đây là một trong những bộ luật sớm nhất được tìm thấy cũng như là một ví dụ được bảo tồn tốt nhất nhất về kiểu văn bản này từ thời Lưỡng Hà cổ đại. Xem HammurabiLuật Hammurabi.
Trong luật Hammurabi có 282 điều tàn bạo. Vì vậy người dân sẽ phải khiếp sợ mà tuân thủ.

[sửa] Kiến trúc

Việc nghiên cứu kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại dựa trên những bằng chứng khảo cổ học, những bức tranh thể hiện các công trình và những văn bản miêu tả lại việc xây dựng. Những văn bản của các học giả thời trước thường được lưu giữ trong các đền, trên những bức tường thành phố, trên những cánh cổng và trên những công trình lăng mộ, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng xuất hiện trên các công trình nhà cửa dân cư.[6] Việc nghiên cứu bề mặt kiến trúc cũng cho phép có cái nhìn về hình thức thành thị tại các thành phố ở buổi đầu lịch sử Lưỡng Hà. Những tàn tích nổi tiếng nhất từ thời Lưỡng Hà là các tổ hợp đền tại Uruk từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, những đền đài và cung điện từ các địa điểm thuộc Triều đại sớm tại thung lũng Sông Diyala như Khafajah và Tell Asmar, những tàn tích của Triều đại Ur thứ 3 tại Nippur (điện thờ Enlil) và Ur (điện thờ Nanna), những tàn tích giữa Thời đồ đồng tại các địa điểm ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ Ebla, Mari, Alalakh, AleppoKultepe, những cung điện giai đoạn cuối thời đồ đồng ở Bogazkoy (Hattusha), Ugarit, AshurNuzi, các cung điện thời kỳ đồ sắt và các đền đài tại Assyria (Kalhu/Nimrud, Khorsabad, Nineveh), Babylonian (Babylon), Urartian (Tushpa/Van Kalesi, Cavustepe, Ayanis, Armavir, Erebuni, Bastam) và các dịa điểm Neo-Hittite (Karkamis, Tell Halaf, Karatepe). Các ngôi nhà thường là tàn tích còn sót lại của Babylonia cổ tại Nippur và Ur. Trong số những văn bản về việc xây dựng công trình và mục đích của chúng, Gudea từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên là đáng chú ý nhất, cũng như những văn bản ghi chép hoàng gia Assyria và Babylonia từ Thời đồ sắt.

[sửa] Nhà cửa

Những vật liệu sử dụng xây dựng nhà cửa tại Lưỡng Hà tương tư như vật liệu ta dùng ngày nay: gạch bùn, vữa bùn và cửa gỗ, tất cả chúng đều có sẵn ở xung quanh thành phố[7], dù gỗ có hiếm hơn. Đa số nhà đều có phòng trung tâm hình vuông và các phòng khác bao xung quanh, nhưng nhà nói chung khác biệt nhau nhiều về kích thước và vật liệu sử dụng tùy theo gia đình [1]. Những phòng nhỏ không đồng nghĩa với việc chủ nhà nghèo khó; trên thực tế những người nghèo nhất xây nhà bằng các vật liệu nhanh hỏng như lau sậy lấy từ bên ngoài thành phố, nhưng có rất ít bằng chứng trực tiếp về điều này[8].

[sửa] Cung điện

Các cung điện của tầng lớp trên tại Lưỡng Hà ở thời kỳ đầu là những phức hợp công trình lớn, và thường được trang hoàng rực rỡ. Những công trình như vậy còn có thể thấy tại các di chỉ châu thổ Sông Diyala River như KhafajahTell Asmar. Các cung điện có từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên đó được dùng cho những định chế kinh tế xã hội bậc cao, vì thế, ngoài chức năng ở và nhà riêng, chúng còn là xưởng chế tạo đồ thủ công, kho thực phẩm, sân tổ chức nghi lễ, và thường có cả các điện thờ. Ví dụ, cái gọi là "giparu" (hay Gig-Par-Ku trong tiếng Sumer) tại Ur nơi những vị nữ tu của thần Mặt trăng Nanna trú ngụ là một phức hợp lớn với nhiều sân, một số điện thờ, những phòng chôn cất của các nữ tu, một phòng nghi lễ lớn, vân vân. Một phức hợp tương tự là một cung điện Lưỡng Hà đã được khai quật tại MariSyria, có niên đại từ giai đoạn Babylonia Cũ.
Các cung điện Assyria từ Thời đồ sắt, đặc biệt tại Kalhu/Nimrud, Dur Sharrukin/Khorsabad và Ninuwa/Nineveh, đã trở nên nổi tiếng nhờ những hình ảnh và những đoạn văn miêu tả trên các bức tường của chúng, tất cả đều được khắc trên những phiến đá. Những hình ảnh đó hoặc thể hiện cảnh thờ cúng hoặc miêu tả về quân đội của nhà vua hay các thành tựu dân sự. Những cánh cổng và những lối vào quan trọng được trang trí bằng nhiều hình khắc các vị thần trong thần thoại để tránh điều không may. Bố cục kiến trúc các cung điện thời đồ sắt cũng được tổ chức xung quanh một sân nhỏ. Thường phòng thiết triều của vua có cửa trông ra một sân nghi lễ lớn, nơi những vị triều thần gặp gỡ và tổ chức các lễ nghi triều đình.
Số lượng lớn các đồ vật bằng ngà tìm thấy ở nhiều cung điện Assyria cho thấy mối quan hệ buôn bán thường xuyên với những quốc gia Neo-Hittite Bắc Syria thời kỳ đó. Một bằng chứng khác là những dải hình repousse đồng trang trí trên những cánh cổng gỗ.

[sửa] Kinh tế

Từng có một sự khác biệt lớn giữa tiền bạc và sự giàu có giữa người giàungười dân thường. Người dân thường phụ thuộc nhiều vào Mùa màng, vì họ có rất ít tiền. Người giàu có nhiều nô lệ và cũng có nhiều tiền bạc.
1 talent =
1 mina =
  • 60 shekel
  • 500 gam bạc
1 shekel =
  • 8.333 gam bạc
  • 2 division
  • 8 miếng mỏng (slice)
  • 12 hạt ngũ cốc (grain)
  • 24 carat
  • 24 cây đậu xanh (chickpea)
  • 180 hạt lúa mạch (barleycorn)
Những đồng xu bạc không phải làm hoàn toàn bằng bạc. Bạc nguyên chất chỉ chiếm khoảng 87%.
Nhiều đồng tiền xu khác làm bằng đồng.

[sửa] Lịch sử cận đại

  • Lưỡng Hà sau này thuộc quyền kiểm soát của Đế chế Achaemenid Ba Tư, trở thành hai vùng thuộc quyền kiểm soát của hai vị phó vương, Babylonia ở phía nam và Athura (từ Assyria) ở phía bắc. Trong thời kỳ này, 500-330 TCN, Ba Tư, một quốc gia sử dụng ngôn ngữ Indo-European, đã sắp đủ điều kiện để trở thành một đế chế hùng mạnh trên thế giới.
  • Sau khi vị vua đã Hy Lạp hóa của MacedoniaAlexandros Đại đế chinh phục toàn bộ Ba Tư, các vùng đất của các vị phó vương trở thành một phần của Đế chế Seleucid, cho tới trước khi nó bị Đại Armenia tiêu diệt năm 42 TCN.
  • Đa phần Lưỡng Hà sau này trở thành một phần của Đế chế Parthia của Ba Tư, kéo dài tới năm 224. Ctesiphon trở thành thủ đô của Đế chế Parthia. Tuy nhiên, vùng phía tây bắc thuộc Roma. Ở thời Tetrarchy vùng này được chia thành hai tỉnh: Osrhoene (xung quanh Edessa, là vùng biên giới ngày nay giữa Thổ Nhĩ KỳSyria) và Lưỡng Hà (nằm xa hơn ở phía đông bắc).
  • Ở thời Đế chế Ba Tư của người Sassanid, phần lớn hơn của Lưỡng Hà được gọi là Del-e Iranshahr có nghĩa "Trái tim Iran" và thủ phủ Ctesiphon (đối diện Seleukia bên kia sông Tigris), thủ đô của Ba Tư, nằm tại Lưỡng Hà.
  • Đầu thế kỷ thứ 7, các vị hoàng đế Hồi giáo của Đế chế Ả Rập lên nắm quyền tại Damascus và sáp nhập toàn bộ Đế chế Sassanid. Vì thế Lưỡng Hà được tái thống nhất dưới quyền quản lý của người Ả Rập, nhưng được chia thành hai tỉnh: phía bắc với Mosul (cũng được gọi là Nineveh) là thủ đô, và phía nam, với thủ đô Bagdad. Sau này Bagdad cũng trở thủ đô của vị hoàng đế Hồi giáo. Bagdad đã trở thành trung tâm của Đế chế Ả Rập cho tới tận năm 1258.
  • Giai đoạn 1508-1534, người nhà Safavid Ba Tư nắm quyền kiểm soát Lưỡng Hà.
  • Năm 1535, người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman chiếm Baghdad. Trong thời Đế chế Ottoman, Lưỡng Hà được chia thành ba khu vực hay ba lãnh thổ riêng biệt: Mosul, BagdadBasra, gồm cả lãnh thổ Kuwait hiện nay.
  • Cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất Lưỡng Hà thuộc quyền quản lý của người Anh trong một thời gian ngắn, người Anh đã lập nên một chính phủ của người HashemiteSyriaIraq hiện nay.
  • Năm 1920 quy chế quốc gia cho Iraq được Anh Quốc đồng thuận sau sự giải tán của Đế chế Ottoman, với những biên giới hiện nay và cả Kuwait. Kuwait, một vùng bảo hộ của Anh, nguyên từng là một phần của tỉnh Basra thời Đế chế Ottoman, và được trao quyền độc lập từ Anh năm 1961.
  • Đầu thập kỷ 1990 các lực lượng liên quân đã tung ra cuộc tấn công vào Iraq được gọi là Chiến dịch Bão táo Sa mạc, để trả đũa việc Tổng thống Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait.

[sửa] Xem thêm

Các nền văn minh phát sinh từ các khu vực định cư và các nền văn hóa biết làm nông nghiệp sớm nhất.
Các thành phố đầu tien trong vùng này gồm:

[sửa] Tham khảo

  1. ^ Finkelstein, J. J.; 1962. “Mesopotamia”, Journal of Near Eastern Studies 21: 73-92
  2. ^ Scheffler, Thomas; 2003. “ 'Fertile crescent', 'Orient', 'Middle East': the changing mental maps of Souhwest Asia,” European Review of History 10/2: 253–272. Also: Bahrani, Zainab; 1998. “Conjuring Mesopotamia: imaginative geography and a world past", in Archaeology under fire: Nationalism, politics and heritage in the Eastern Mediterranean and Middle East. L. Meskell (ed.), Routledge: London and New York, 159–174.
  3. ^ Karen Rhea Nemet-Nejat (1998). Daily Life in Ancient Mesopotamia. 
  4. ^ Rivkah Harris (2000). Gender and Aging in Mesopotamia. 
  5. ^ a ă Robert Dalling (2004). The Story of Us Humans, from Atoms to Today's Civilization. 
  6. ^ Dunham, Sally (2005). "Ancient Near Eastern architecture". trong Daniel Snell. A Companion to the Ancient Near East. Oxford: Blackwell. 266–280. ISBN 0-631-23293-1. 
  7. ^ Nicholas Postgate, J N Postgate (1994). Early Mesopotamia: Society and Economy at the Dawn of History. 
  8. ^ Susan Pollock (1999). Ancient Mesopotamia. 
  • A Companion to the Ancient Near East. Daniel Snell (ed.). Malden, MA: Blackwell Pub, 2005.
  • Georges Roux, Ancient Iraq, Penguin Books, 1993
  • Nguyen Minh Tuan, Hammurabi - the most ancient Code of the human, Journal Magazine, 2006
  • Dietz Otto Edzard: Geschichte Mesopotamiens. Von den Sumerern bis zu Alexander dem Großen, München 2004, ISBN 3-406-51664-5
  • Barthel Hrouda, Rene Pfeilschifter: Mesopotamien. Die antiken Kulturen zwischen Euphrat und Tigris. München 2005 (4. Aufl.), ISBN 3-406-46530-7
  • Wolfgang Korn: Mesopotamien - Wiege der Zivilisation. 6000 Jahre Hochkulturen an Euphrat und Tigris, Stuttgart 2004, ISBN 3-8062-1851-X
  • Agnès Benoit: Art et archéologie: les civilisations du Proche-Orient ancien, Manuels de l'Ecole du Louvre, 2003
  • Collectif: Atlas de la Mésopotamie et du Proche-Orient ancien, Brepols, 1996 ISBN|2503500463 ;
  • Jean Bottéro: Mésopotamie. L'écriture, la raison et les dieux, Gallimard, coll. « Folio Histoire », 1997 ISBN|2070403084
  • Francis Joannès: Dictionnaire de la civilisation mésopotamienne, Robert Laffont, 2001 ;
  • Roger Matthews: The archaeology of Mesopotamia. Theories and approaches, London 2003, ISBN 0-415-25317-9
  • Roger Matthews: The early prehistory of Mesopotamia - 500,000 to 4,500 BC, Turnhout 2005, ISBN 2-503-50729-8

[sửa] Thư mục sách

  • Bottéro, Jean; 1992. Mesopotamia: writing, reasoning and the gods. Trans. by Zainab Bahrani and Marc Van de Mieroop, University of Chicago Press: Chicago.
  • Kuhrt, Amélie; 1995. The Ancient Near East: c. 3000-330 B.C. 2 Vols. Routledge: London and New York.
  • Liverani, Mario; 1991. Antico Oriente: storia, società, economia. Editori Laterza: Roma.
  • Matthews, Roger; 2003. The archaeology of Mesopotamia: theories and approaches. London and New York: Routledge.
  • Oppenheim, A. Leo; 1964. Ancient Mesopotamia: Portrait of a dead civilization. The University of Chicago Press: Chicago and London. Revised edition completed by Erica Reiner, 1977.
  • Pollock, Susan; 1999. Ancient Mesopotamia: the Eden that never was. Cambridge University Press: Cambridge.
  • Postgate, J. Nicholas; 1992. Early Mesopotamia: Society and Economy at the dawn of history, Routledge: London and New York.
  • Van de Mieroop, Marc; 2004. A history of the ancient Near East. ca 3000-323 BC. Oxford: Blackwell Publishing.

[sửa] Liên kết ngoài

Không có nhận xét nào: