Truyện ngắn Kiều Giang
Người đàn bà dáng sừng sững như núi. Đêm nay, một đêm mùa đông, bầu trời không trăng sao, chỉ có những giọt mưa như còn nuối tiếc một thời nào đó vẫn chưa nhòe trên trang sử của Nhà Viết Sử Trên Đá của làng Đa Đa, Còn làng Đa Đa vẫn còn chói sáng trên bản đồ mà ai đó đã vẽ rất lâu về những dấu chân của loài đứng thẳng đi qua.
Người đàn bà trong bộ quần áo xanh màu núi rừng, loang lỗ những vết bom đạn của thời gian, dáng khắc khổ in đậm dấu ấn của những cuộc tranh giành oan khốc của lũ săn vàng và sọ người đi qua cuộc đời bà.
“ Hỡi người mệnh phụ dáng thiên sơn, giữa đêm đông thanh vắng, có điều chi oan khuất, mà bà đến đây để gặp ta,?”, Nhà Viết Sử Trên Đá của làng Đa Đa bạo miệng hỏi .
-“ Chẳng phải đâu xa, ta là linh hồn của làng Đa Đa này, ta tồn tại trên từng thân cây, ngọn cỏ, trên từng bến nước dòng sông, trong từng đền thiêng miếu cổ, trong vĩnh viễn của những ngày xuân nắng ấm nở hoa và trong bao mùa đông trụi trần buốt giá, ta đã chịu biết bao tủi nhục và vinh quang của làng Đa Đa, ông lão viết sử kia, ông không nhận ra ta sao?”
Rồi người đàn bà cất tiếng hát: “Trong mênh mông của hiện hữu, Làng Đa Đa ta là một thứ vĩnh cửu của tạo tác. Người ta đã đem lịch sử làng Đa Đa gửi lên trời…”
“ Thì ra là vậy, bọn mắt thịt chúng tôi, làm sao nhận ra linh hồn của những dòng sông, của những ngọn núi, của biển cả mênh mông của làng Đa Đa. Hỡi thần nữ của làng Đa Đa, bà muốn ta viết những gì mà bà cho rằng đá trên rặng Núi Bà của làng Đa Đa chưa kịp ghi?”
“ Này, Nhà Viết Sử Trên Đá của làng Đa Đa, ông hãy lật hết những tảng đá trên rặng Núi Bà của làng Đa Đa xem thử, ông đã ghi cái thời mà bọn mặt trắng lông ngực đem cái đèn chúc ngược và con tàu sắt đến chiếm làng Đa Đa, hay chưa?”
-“ Thưa rằng việc ấy chúng tôi đã ghi rồi, hòn đá ghi giai đoạn lịch sử bi tráng ấy của làng Đa Đa được đặt gần cái đỉnh cao nhất cùa Núi Bà, nắng mưa bão tố vẫn không thể xóa nhòa những lời thề của dân làng Đa Đa khắc sâu vào đá”, Nhà Viết Sử Trên Đá của làng Đa Đa cả quyết.
- “ Nhưng hình như ông quên một chi tiết quan trọng trong giai đoạn lịch sử đó là, có một bọn mặt trắng khác, hình dạng giống bọn đi trồng dân, lan tràn khắp mặt đất trong thế kỷ u buồn, nhưng tâm địa lại khác hắn, hay nói cho đúng hơn là bọn chúng mang theo một thứ học thuyết cho rằng mọi thứ trên trần gian này đều do cục đất, hạt gạo và cái súng quyết định, chúng theo bước chân của những kẻ tự xưng đi tìm cơm áo cho làng Đa Đa, bọn chúng cũng có mặt trên cái mảnh đất Đa Đa máu lửa, và chúng là bọn xâm lược bằng sách, chúng cổ vũ cho một thế giới đầy máu và nước mắt, một đêm trung thu, bọn chúng làm cái việc truyền giống cưỡng bức đối với ta, ta đã phải mang giọt máu oan khiên của chúng”
- “Đó là điều bí ẩn của lịch sử, Bà không nói ra thì làm sao tôi biết được. Nhưng từ ngày ấy đến giờ, đã non thế kỷ, kẻ viết sử lên đá như tôi, chẳng thấy nữ thần hạ sinh một đứa con mắt xanh hay mắt đen nào cho làng Đa Đa. Và làng Đa Đa còn mãi chìm trong đêm dài của chết chóc, người ta đã thay cái bất hạnh này bằng thứ bất hạnh khác, thay nhà tù này bằng một thứ nhà tù khác ?”
-“ Đó…, đó mới là chỗ mà đã gần trăm năm qua, ta đã phải cưu mang nỗi đau đớn đến cùng cực, đó là cái hoang thai, không cùng dòng giống với ta, nó không chịu chui ra khỏi người ta, nó lại chịu sự điều khiển của một bọn ngoại lai, càng ngày nó càng tồi tệ, nó dùng ta làm đất sống, mỗi ngày ta càng xanh xao gầy mòn, tất cả những mầm sống khác trong ta đều bị nó tiêu diệt, nó còn muốn dâng hình hài hàng ngàn năm của ta cho bọn hậu duệ của tên mặt trắng đã chết yểu từ lâu rồi”
- “ Như vậy cái chi tiết lịch sử này, nữ thần của làng Đa Đa, muốn tôi ghi lên đá của Núi Bà thế nào?”
- “Thì ông cứ ghi trên hòn đá cao nhất của Núi Bà rằng Nữ Thần của làng Đa Đa, lỡ mang thai bọn dị giáo, đứa con hoang không chịu ra khỏi bụng mẹ, đã phản bội, đan tâm làm tôi đòi cho bọn cướp đang chực chờ. Và ông hãy hát lớn dùm tôi, cho con dân làng Đa Đa nghe câu này:
“Những tảng đá của Núi Bà , ghi chi chít lịch sử oai hùng của làng Đa Đa, đang muốn nghiền nát những rác rưởi đang trôi lềnh bềnh trên dòng sông lịch sử Đa Đa đương đại ”
Người đàn bà trong bộ quần áo xanh màu núi rừng, loang lỗ những vết bom đạn của thời gian, dáng khắc khổ in đậm dấu ấn của những cuộc tranh giành oan khốc của lũ săn vàng và sọ người đi qua cuộc đời bà.
“ Hỡi người mệnh phụ dáng thiên sơn, giữa đêm đông thanh vắng, có điều chi oan khuất, mà bà đến đây để gặp ta,?”, Nhà Viết Sử Trên Đá của làng Đa Đa bạo miệng hỏi .
-“ Chẳng phải đâu xa, ta là linh hồn của làng Đa Đa này, ta tồn tại trên từng thân cây, ngọn cỏ, trên từng bến nước dòng sông, trong từng đền thiêng miếu cổ, trong vĩnh viễn của những ngày xuân nắng ấm nở hoa và trong bao mùa đông trụi trần buốt giá, ta đã chịu biết bao tủi nhục và vinh quang của làng Đa Đa, ông lão viết sử kia, ông không nhận ra ta sao?”
Rồi người đàn bà cất tiếng hát: “Trong mênh mông của hiện hữu, Làng Đa Đa ta là một thứ vĩnh cửu của tạo tác. Người ta đã đem lịch sử làng Đa Đa gửi lên trời…”
“ Thì ra là vậy, bọn mắt thịt chúng tôi, làm sao nhận ra linh hồn của những dòng sông, của những ngọn núi, của biển cả mênh mông của làng Đa Đa. Hỡi thần nữ của làng Đa Đa, bà muốn ta viết những gì mà bà cho rằng đá trên rặng Núi Bà của làng Đa Đa chưa kịp ghi?”
“ Này, Nhà Viết Sử Trên Đá của làng Đa Đa, ông hãy lật hết những tảng đá trên rặng Núi Bà của làng Đa Đa xem thử, ông đã ghi cái thời mà bọn mặt trắng lông ngực đem cái đèn chúc ngược và con tàu sắt đến chiếm làng Đa Đa, hay chưa?”
-“ Thưa rằng việc ấy chúng tôi đã ghi rồi, hòn đá ghi giai đoạn lịch sử bi tráng ấy của làng Đa Đa được đặt gần cái đỉnh cao nhất cùa Núi Bà, nắng mưa bão tố vẫn không thể xóa nhòa những lời thề của dân làng Đa Đa khắc sâu vào đá”, Nhà Viết Sử Trên Đá của làng Đa Đa cả quyết.
- “ Nhưng hình như ông quên một chi tiết quan trọng trong giai đoạn lịch sử đó là, có một bọn mặt trắng khác, hình dạng giống bọn đi trồng dân, lan tràn khắp mặt đất trong thế kỷ u buồn, nhưng tâm địa lại khác hắn, hay nói cho đúng hơn là bọn chúng mang theo một thứ học thuyết cho rằng mọi thứ trên trần gian này đều do cục đất, hạt gạo và cái súng quyết định, chúng theo bước chân của những kẻ tự xưng đi tìm cơm áo cho làng Đa Đa, bọn chúng cũng có mặt trên cái mảnh đất Đa Đa máu lửa, và chúng là bọn xâm lược bằng sách, chúng cổ vũ cho một thế giới đầy máu và nước mắt, một đêm trung thu, bọn chúng làm cái việc truyền giống cưỡng bức đối với ta, ta đã phải mang giọt máu oan khiên của chúng”
- “Đó là điều bí ẩn của lịch sử, Bà không nói ra thì làm sao tôi biết được. Nhưng từ ngày ấy đến giờ, đã non thế kỷ, kẻ viết sử lên đá như tôi, chẳng thấy nữ thần hạ sinh một đứa con mắt xanh hay mắt đen nào cho làng Đa Đa. Và làng Đa Đa còn mãi chìm trong đêm dài của chết chóc, người ta đã thay cái bất hạnh này bằng thứ bất hạnh khác, thay nhà tù này bằng một thứ nhà tù khác ?”
-“ Đó…, đó mới là chỗ mà đã gần trăm năm qua, ta đã phải cưu mang nỗi đau đớn đến cùng cực, đó là cái hoang thai, không cùng dòng giống với ta, nó không chịu chui ra khỏi người ta, nó lại chịu sự điều khiển của một bọn ngoại lai, càng ngày nó càng tồi tệ, nó dùng ta làm đất sống, mỗi ngày ta càng xanh xao gầy mòn, tất cả những mầm sống khác trong ta đều bị nó tiêu diệt, nó còn muốn dâng hình hài hàng ngàn năm của ta cho bọn hậu duệ của tên mặt trắng đã chết yểu từ lâu rồi”
- “ Như vậy cái chi tiết lịch sử này, nữ thần của làng Đa Đa, muốn tôi ghi lên đá của Núi Bà thế nào?”
- “Thì ông cứ ghi trên hòn đá cao nhất của Núi Bà rằng Nữ Thần của làng Đa Đa, lỡ mang thai bọn dị giáo, đứa con hoang không chịu ra khỏi bụng mẹ, đã phản bội, đan tâm làm tôi đòi cho bọn cướp đang chực chờ. Và ông hãy hát lớn dùm tôi, cho con dân làng Đa Đa nghe câu này:
“Những tảng đá của Núi Bà , ghi chi chít lịch sử oai hùng của làng Đa Đa, đang muốn nghiền nát những rác rưởi đang trôi lềnh bềnh trên dòng sông lịch sử Đa Đa đương đại ”
Ảnh st trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét