Truyện ngắn Kiều Giang
Đêm nay, bầu trời nghĩa trang thật lạ. Âm khí lạnh toát. Ánh trăng thượng huyền nhợt nhạt, xanh xao, ngập ngừng hôn lên những giọt sương còn vương trên những lá cỏ bơ phờ, thỉnh thoảng tiếng gió rít qua khe mộ, như tiếng rên của thời gian mấy ngàn năm, thổi qua mặt hắn.
Từ một năm nay, hắn đi tìm nhặt thứ ký ức hoang vu trên ngọn sóng thời gian còn sót giữa đôi bờ hư thực, mà hắn cố hình dung ra thứ chân lý của cõi trần, được mất hơn thua, lâu nay vẫn chìm sâu trong mớ hổn độn của tư duy sinh diệt, còn có ai đó hát lên nỗi bất trắc khôn cùng của niềm tin đã đi qua đời hắn, đi qua linh hồn của loài cuốc từng đêm thống thiết kêu gào giữa cái nghĩa trang hoang lạnh, cho đến khi loài linh điểu gục chết trên vũng máu.
Đêm nay, bầu trời nghĩa trang thật lạ. Âm khí lạnh toát. Ánh trăng thượng huyền nhợt nhạt, xanh xao, ngập ngừng hôn lên những giọt sương còn vương trên những lá cỏ bơ phờ, thỉnh thoảng tiếng gió rít qua khe mộ, như tiếng rên của thời gian mấy ngàn năm, thổi qua mặt hắn.
Từ một năm nay, hắn đi tìm nhặt thứ ký ức hoang vu trên ngọn sóng thời gian còn sót giữa đôi bờ hư thực, mà hắn cố hình dung ra thứ chân lý của cõi trần, được mất hơn thua, lâu nay vẫn chìm sâu trong mớ hổn độn của tư duy sinh diệt, còn có ai đó hát lên nỗi bất trắc khôn cùng của niềm tin đã đi qua đời hắn, đi qua linh hồn của loài cuốc từng đêm thống thiết kêu gào giữa cái nghĩa trang hoang lạnh, cho đến khi loài linh điểu gục chết trên vũng máu.
Từ ngày tổ quốc Nậm Vu đã bị bọn phản bội bán cho quan thầy của chúng, hắn như điên loạn, ngày ngày hắn thất thểu trên đường, có khi khóc rống lên, có khi lại cười sặc sụa, miệng hát những câu gì mà không ai nghe rõ, hắn chỉ còn nhớ cái ngày mà cha mẹ anh em con cháu hắn bị đuổi ra khỏi nhà, đuổi ra khỏi làng, đuổi ra khỏi phố thị, ruộng đồng, như các bộ tộc Uyghur, còn sau đó thì hắn đã gần như mất trí, hắn không còn nhớ gì nữa, và bọn chiếm đất trồng người kia, đã thuê hắn làm một cái nghề mà trên thế gian, hắn chưa nghe nói bao giờ, nghề đào mồ.
Đã hơn một năm, hắn đi theo đoàn phu đào mồ, trên khắp đất nước, không đâu không có, bọn ngoại nhân đã thuê đồng bào hắn, bây giờ rách rưới, cõi còm như những thây ma, mỗi ngày chúng chỉ cho mấy nắm cơm, phải đi đào tất cả những ngôi mộ của những người mà mới chỉ hơn một năm trước đây, là anh em của chúng, chúng giải thích rằng, phải phá tan những ngôi mộ của vua quan của triều đại thối tha của đất nước Nậm Vu vừa trói thân dâng nước cho chúng, để lấy đất cho dân của bọn chúng ở và để đuổi tất cả những hồn ma của bọn anh em giả hiệu, ra khỏi đất nước này, không còn nơi trú ngụ, sẽ vất vưởng nơi địa ngục tối tăm, để mai kia chúng không thể quay về quấy phá mẫu quốc, mưu đồ chuyện khôi phục.
Đêm nay, những cơn gió mùa đông bắc rít từng hồi qua nghĩa trang của triều đại bán nước Nậm Vu, những cơn mưa phùn lạnh buốt, muốn banh cả chiếc áo da sờn rách của hắn, bầu trời âm u, nỗi âm u như của ngàn năm nô lệ dồn lại, se sắc lạnh lùng. Cái nghĩa trang sang trọng nhất, đồ sộ nhất của quan tham hàng đầu của bọn bán nước, ngày trước được canh gác nghiêm ngặt nhất, nơi an nghỉ của kẻ xôi thịt thối tha nhất, bọn lưu manh giả danh nhà tư tưởng, nay đến lượt bị chính bọn ngoại nhân chiếm đất trồng người, bắt phải đào. Những giọt nước mắt trào ra trên những đôi mắt đỏ như máu của đám phu đào mồ, ướt đẫm trang sử non sông, nhưng có điều kỳ lạ, là những những giọt nước mắt kia lại pha trộn hai màu sắc, màu trắng cảm thuơng cho dòng tộc Nậm Vu bị mất nước vì bọn phản bội, và màu đỏ căm hờn bọn đớn hèn đã quỳ gối khom lưng. Sự hòa quyện giữa hai phần của cùng một giọt lệ, nghe như một trò đùa nghịch của quỷ sa-tăng, nhưng lại là một định mệnh khắc nghiệt của lịch sử sáng tối trong qui luật tồn vong đang bị nắm giữ trong tay bọn quỷ đỏ săn người.
Hắn nghe nói, nhiều người đào mồ đã tìm được nhiều của cải quí giá trong những ngôi mộ của lũ quan tham, mà không lâu trước đó, chúng còn dắt díu nhau tới nước kẻ thù để rao bán quê hương, và người ta còn tìm thấy cả những trang sử đau thuơng của đất nước Nậm Vu, mà chúng từng lén lút viết ra với bọn ngoại nhân, và chúng đã giấu những trang sử đen tối ấy, sâu trong bao tầng huyệt mộ cao sang nhưng chứa đầy tội lỗi của chúng, ngày ấy đã có những trận bão lửa của lòng trắc ẩn với tổ quốc nổi lên, nhưng không dìm nổi gươm giáo và nhà tù cùng hàng triệu tên lính nhà nghề của bọn bán nước dựa thế ngoại bang.
-“ Chào ông bạn, hình như ông cũng đang đi đào mồ của những tên phản bội non sông Nậm Vu, hiện thân của những ngày đen tối của lịch sử bi thương cận hiện đại mà đổ đi, như tôi, để đổi lấy những chén cơm của bọn xâm lăng mà nuôi cái dạ dày ông phải không?”, hắn hạch hỏi lão già nằm co ro trong manh chiếu rách, đang nhìn trừng trừng vào bóng đêm.
-“ Không, tôi đi đào mồ, không phải do cái dạ dày hành hạ, mà do máu trong tim tôi sôi lên từng hồi, vì lòng căm hận, thúc giục tôi đi đào mồ của bọn quan tham, đã làm ngơ trước sự thét gào của lịch sử, của nhân dân tôi, trước ánh lửa bập bùng thắp sáng cả bầu trời của những người khố rách như tôi. Đêm đêm đồng bào tôi vẫn vắt kiệt tim mình để đốt lửa thắp sáng cho non sông tôi, để đồng bào tôi còn thấy cái nguy cơ mất nước, thấy trước những nấm mồ đen tối của những tên phản bội non sông. Giờ đây, tôi phải đào cho hết và diệt cho cùng những bóng ma còn vất vưởng đâu đây để tạo ra hơi thở mới, cho khí thiêng sông núi tôi trổi dậy, đuổi tất cả bọn chúng ra khỏi mảnh đất của dòng tộc Nậm Vu anh kiệt, cho chúng đi bám gót quan thầy mà kiếm miếng đỉnh chung,”, ông lão – đi – đào - mồ - vì - lòng - căm - hận nói,
-“ Và ông không đào nhầm những ngôi mộ của những vị anh hùng của dân tộc tôi, đã được tôn vinh hàng ngàn năm đấy chứ”, hắn bâng khuâng hỏi.
-“ Không, không bao giờ, nhân dân tôi không thờ nhầm ai và cũng không nguyền rủa nhầm ai bao giờ, và bây giờ họ cũng chỉ đào mồ những kẻ mang dòng máu của Trần Ích Tắc, Lê chiêu Thống mà thôi”, người đàn ông đi đào - mồ - vì – lòng – căm - hận nói.
-“ Không, tôi đi đào mồ, không phải do cái dạ dày hành hạ, mà do máu trong tim tôi sôi lên từng hồi, vì lòng căm hận, thúc giục tôi đi đào mồ của bọn quan tham, đã làm ngơ trước sự thét gào của lịch sử, của nhân dân tôi, trước ánh lửa bập bùng thắp sáng cả bầu trời của những người khố rách như tôi. Đêm đêm đồng bào tôi vẫn vắt kiệt tim mình để đốt lửa thắp sáng cho non sông tôi, để đồng bào tôi còn thấy cái nguy cơ mất nước, thấy trước những nấm mồ đen tối của những tên phản bội non sông. Giờ đây, tôi phải đào cho hết và diệt cho cùng những bóng ma còn vất vưởng đâu đây để tạo ra hơi thở mới, cho khí thiêng sông núi tôi trổi dậy, đuổi tất cả bọn chúng ra khỏi mảnh đất của dòng tộc Nậm Vu anh kiệt, cho chúng đi bám gót quan thầy mà kiếm miếng đỉnh chung,”, ông lão – đi – đào - mồ - vì - lòng - căm - hận nói,
-“ Và ông không đào nhầm những ngôi mộ của những vị anh hùng của dân tộc tôi, đã được tôn vinh hàng ngàn năm đấy chứ”, hắn bâng khuâng hỏi.
-“ Không, không bao giờ, nhân dân tôi không thờ nhầm ai và cũng không nguyền rủa nhầm ai bao giờ, và bây giờ họ cũng chỉ đào mồ những kẻ mang dòng máu của Trần Ích Tắc, Lê chiêu Thống mà thôi”, người đàn ông đi đào - mồ - vì – lòng – căm - hận nói.
Gió mưa vẫn rít từng cơn trong bầu trời đêm xám xịt
của kinh đô Nậm Vu, tiếng khóc thét và rên xiết của đám phu đào mồ dưới làn roi của của bọn ngoại nhân, làm cho chút ánh trăng mờ nơi cuối trời chưa nỡ tắt.
- “Trong cái đêm máu xương nghiệt ngã, mà con người đang moi hết thánh thần ra để tra vấn, ông cũng khóc với dân phu đào mồ thuê của chúng tôi, đấy chứ”, hắn hỏi.
-“ Không, mấy hôm nay tôi chỉ cười”, ông lão đào mồ vì căm hận trả lời.
-“ Chắc ông sẽ không trả lời rằng ông vui mừng vì đoàn quân xâm luợc đã đến, giống như những con ma đi lên từ những huyệt mộ kia đấy chứ ?”, hắn hỏi lại.
-“ không, ta có mê gì cái lũ ma không có đầu và không có tim đó, ta đã khóc cho quê hương ta bằng máu của đôi mắt, từ lâu rồi, bây giờ ta không còn nước mắt nữa, sức mạnh căm hờn của những người mất nước như ta, sẽ dồn hết lên những lưỡi cuốc, bủa xuống những nấm mồ của bọn phản bội nối giáo cho giặc”, lão già đi đào mồ vì căm hận trả lời.
-“Hình như ông chỉ căm hận bọn bán nước từ khi nước mình đã bị mất vào tay kẻ thù?”, hắn lại vặn lão già đi đào mồ vì căm hận.
-“ Không, lòng căm hận của dân Nậm Vu ta đã như sóng trào từ lâu rồi, nhưng những cơn sóng ấy đã không nhấn chìm nổi sự bạo tàn của chúng, hồi đó nhân dân đã gọi cái nghĩa trang này là nơi dơ dáy nhất kinh đô Nậm Vu và những lăng tẩm thành quách kia là biểu tượng của sự nhục nhã của dân tộc. ”, lão già trong đám người đi đào mồ vì lòng căm hận cả quyết.
của kinh đô Nậm Vu, tiếng khóc thét và rên xiết của đám phu đào mồ dưới làn roi của của bọn ngoại nhân, làm cho chút ánh trăng mờ nơi cuối trời chưa nỡ tắt.
- “Trong cái đêm máu xương nghiệt ngã, mà con người đang moi hết thánh thần ra để tra vấn, ông cũng khóc với dân phu đào mồ thuê của chúng tôi, đấy chứ”, hắn hỏi.
-“ Không, mấy hôm nay tôi chỉ cười”, ông lão đào mồ vì căm hận trả lời.
-“ Chắc ông sẽ không trả lời rằng ông vui mừng vì đoàn quân xâm luợc đã đến, giống như những con ma đi lên từ những huyệt mộ kia đấy chứ ?”, hắn hỏi lại.
-“ không, ta có mê gì cái lũ ma không có đầu và không có tim đó, ta đã khóc cho quê hương ta bằng máu của đôi mắt, từ lâu rồi, bây giờ ta không còn nước mắt nữa, sức mạnh căm hờn của những người mất nước như ta, sẽ dồn hết lên những lưỡi cuốc, bủa xuống những nấm mồ của bọn phản bội nối giáo cho giặc”, lão già đi đào mồ vì căm hận trả lời.
-“Hình như ông chỉ căm hận bọn bán nước từ khi nước mình đã bị mất vào tay kẻ thù?”, hắn lại vặn lão già đi đào mồ vì căm hận.
-“ Không, lòng căm hận của dân Nậm Vu ta đã như sóng trào từ lâu rồi, nhưng những cơn sóng ấy đã không nhấn chìm nổi sự bạo tàn của chúng, hồi đó nhân dân đã gọi cái nghĩa trang này là nơi dơ dáy nhất kinh đô Nậm Vu và những lăng tẩm thành quách kia là biểu tượng của sự nhục nhã của dân tộc. ”, lão già trong đám người đi đào mồ vì lòng căm hận cả quyết.
Tiếng giun dế cỏ cây vẫn không ngừng trong không gian ảm đạm chết chóc, đột nhiên, hắn nghe văng vẳng lẩn trong tiếng rít của gió, một giọng ngâm đẫm nước mắt , câu thơ của Abdulhaliq, trong bài thơ Oyghan nghe đắng cay não nuột của kẻ mất nước, như khối băng giá giội vào lòng hắn, “ Ey pekir uyghur, oyghan!”, “hỡi người Uyghur khốn cùng, hãy vùng dậy !”, hắn chết sững trong nỗi xao xuyến tột cùng của kẻ vong quốc, hắn đứng dậy, trong thứ ánh sáng đục ngầu của bầu trời không trăng, cố tìm cho ra người đã cất lên giọng ngâm bi thiết đó.
-“ Này ông lão, tôi trông ông không phải là người dân Nậm Vu của tôi, vậy ông từ đâu đến, sao ông cũng đi đào mồ trên đất nước tôi?”, hắn cất giọng trong đêm tối âm u.
Người đàn ông mặt xương xẩu, cao lớn, đầu quấn khăn trắng, trông gầy như que củi, giọng ồ ồ:
-“Đúng là tôi không phải là người ở đây, quê hương tôi có núi Thiên Sơn hùng vĩ, có hồ Kanas xanh biếc quanh năm, hoa Oải hương ngan ngát mút mắt bình nguyên, nhưng bây giờ ngày ngày nhuộm đỏ máu của đồng bào tôi vì sự tàn bạo của bọn xâm lăng di dân chiếm đất”, người đàn ông già lạ mặt giải bày.
-“ Nhưng làm sao mà từ nơi xa xăm đó, ông lại đến được tổ quốc bi thương của tôi để làm nghề đào mồ, điều này, tôi không tưởng tượng nổi”, hắn hỏi lại.
-“ Có gì là là khó hiểu đâu, dân Uyghur của tôi cũng nổi lên đào mồ của những tên phản bội như Saifuddin Azizi và đồng bọn của hắn. Bọn xâm lăng đã đốt sạch, xóa sạch văn hóa đất nước tôi, nhà thơ Abdulhaliq cũng đã bị chúng hành hình rồi, nay chúng bắt chúng tôi đưa sang đào mồ trên quê hương các ông. Tôi cũng chỉ vì mấy nắm cơm mỗi ngày, mà cứ phải tiếp tục cái nghề quái lạ nhất trần gian này !”, lão già người dân tộc Uyghur trả lời.
Lời nói của lão già Uyghur như hàng ngàn mũi kim đâm sâu vào trái tim, hắn gục xuống rồi ngất đi mà bên tai còn nghe tiếng rít căm hờn của cơn gió lạnh buốt mùa đông, lẩn trong tiếng thét gào nuối tiếc của hồn ma lũ vua quan hèn mạt thối tha đương đại Nậm Vu. Nhưng hắn biết, tất cả đã quá muộn màng cho quê hương đau thương của hắn, đã bao năm thấm đẫm máu ông cha, hắn nhìn về hướng mặt trời mà chép miệng, chẳng lẽ “nỗi đau của ngàn năm lại trở về ?”
“Nhưng không thể mãi mãi, mặt trời rồi sẽ lên trên quê hương ngàn đời của ta”. Hắn trừng mắt lẩm bẩm…
Sài Gòn, 20-6-2018.
-“ Này ông lão, tôi trông ông không phải là người dân Nậm Vu của tôi, vậy ông từ đâu đến, sao ông cũng đi đào mồ trên đất nước tôi?”, hắn cất giọng trong đêm tối âm u.
Người đàn ông mặt xương xẩu, cao lớn, đầu quấn khăn trắng, trông gầy như que củi, giọng ồ ồ:
-“Đúng là tôi không phải là người ở đây, quê hương tôi có núi Thiên Sơn hùng vĩ, có hồ Kanas xanh biếc quanh năm, hoa Oải hương ngan ngát mút mắt bình nguyên, nhưng bây giờ ngày ngày nhuộm đỏ máu của đồng bào tôi vì sự tàn bạo của bọn xâm lăng di dân chiếm đất”, người đàn ông già lạ mặt giải bày.
-“ Nhưng làm sao mà từ nơi xa xăm đó, ông lại đến được tổ quốc bi thương của tôi để làm nghề đào mồ, điều này, tôi không tưởng tượng nổi”, hắn hỏi lại.
-“ Có gì là là khó hiểu đâu, dân Uyghur của tôi cũng nổi lên đào mồ của những tên phản bội như Saifuddin Azizi và đồng bọn của hắn. Bọn xâm lăng đã đốt sạch, xóa sạch văn hóa đất nước tôi, nhà thơ Abdulhaliq cũng đã bị chúng hành hình rồi, nay chúng bắt chúng tôi đưa sang đào mồ trên quê hương các ông. Tôi cũng chỉ vì mấy nắm cơm mỗi ngày, mà cứ phải tiếp tục cái nghề quái lạ nhất trần gian này !”, lão già người dân tộc Uyghur trả lời.
Lời nói của lão già Uyghur như hàng ngàn mũi kim đâm sâu vào trái tim, hắn gục xuống rồi ngất đi mà bên tai còn nghe tiếng rít căm hờn của cơn gió lạnh buốt mùa đông, lẩn trong tiếng thét gào nuối tiếc của hồn ma lũ vua quan hèn mạt thối tha đương đại Nậm Vu. Nhưng hắn biết, tất cả đã quá muộn màng cho quê hương đau thương của hắn, đã bao năm thấm đẫm máu ông cha, hắn nhìn về hướng mặt trời mà chép miệng, chẳng lẽ “nỗi đau của ngàn năm lại trở về ?”
“Nhưng không thể mãi mãi, mặt trời rồi sẽ lên trên quê hương ngàn đời của ta”. Hắn trừng mắt lẩm bẩm…
Sài Gòn, 20-6-2018.
Tranh st trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét