Truyện Ngắn Kiều Giang
Nếu ngày ấy, Lê Chiêu Thống không ươn hèn, chỉ vì cái ngai vàng đã mục rã của mình, chỉ vì cái đám tôi tớ tham ô nhũng lạm bất tài, mà chịu nhục đi rước quân Mãn Thanh về dày xéo quê hương, thì lịch sử nước Nam ta đâu có một trang sử nhục nhã và đen tối đó. Nếu như dân tộc ta không có một Quang Trung Nguyễn Huệ cái thế anh hùng, thì thử hỏi, trên bản đồ thế giới ngày nay có còn một nước VN nữa không? Dân tộc ta may ra cũng chỉ còn một nhúm người sống vất vưởng ở đầu đường xó chợ như người UYGHUR trên đất Tây Tạng ngày nay. Nghĩ đến đó mà KG tôi cảm thấy kinh hoàng!
" Nhớ ngày xưa, thương ngày nay,
quê hương giờ biết còn ai với mình?". ( KG ), Lòng kẻ hèn này chưa lúc nào nguôi đi nỗi lo mất nước, vì có biết bao nhiêu dấu hiệu chẳng lành ! Tôi xin phép đăng lại truyện ngắn " Tổ quốc hay ngai vàng?", để tự nhắc nhở và răn mình vậy.
Nếu ngày ấy, Lê Chiêu Thống không ươn hèn, chỉ vì cái ngai vàng đã mục rã của mình, chỉ vì cái đám tôi tớ tham ô nhũng lạm bất tài, mà chịu nhục đi rước quân Mãn Thanh về dày xéo quê hương, thì lịch sử nước Nam ta đâu có một trang sử nhục nhã và đen tối đó. Nếu như dân tộc ta không có một Quang Trung Nguyễn Huệ cái thế anh hùng, thì thử hỏi, trên bản đồ thế giới ngày nay có còn một nước VN nữa không? Dân tộc ta may ra cũng chỉ còn một nhúm người sống vất vưởng ở đầu đường xó chợ như người UYGHUR trên đất Tây Tạng ngày nay. Nghĩ đến đó mà KG tôi cảm thấy kinh hoàng!
" Nhớ ngày xưa, thương ngày nay,
quê hương giờ biết còn ai với mình?". ( KG ), Lòng kẻ hèn này chưa lúc nào nguôi đi nỗi lo mất nước, vì có biết bao nhiêu dấu hiệu chẳng lành ! Tôi xin phép đăng lại truyện ngắn " Tổ quốc hay ngai vàng?", để tự nhắc nhở và răn mình vậy.
TỔ QUỐC HAY NGAI VÀNG?
Truyện ngắn Kiều Giang
Truyện ngắn Kiều Giang
Trong năm ngày đêm, kinh thành Thăng Long chìm trong máu lửa, người ta chỉ nghe tiếng súng, tiếng thét, tiếng trống xung trận của quân Tây Sơn và tiếng la hét thất thanh của tàn quân Tôn Sĩ Nghị, mùi thuốc súng trộn với mùi máu quân Thanh còn đặc quánh trong không khí.
Sáng nay vua Quang Trung, một mình ngự trên chiếc ghế rồng ở điện Kính Thiên, mà cách đây chỉ mấy ngày, Chiêu Thống còn ngồi trên đó. Nhà vua liếc mắt nhìn ra cửa Đoan Môn và ban lệnh: “dẫn hắn vào”. Lập tức, 2 tên lính cận vệ mang đoản đao cặp nách đưa Tự Tôn đang bị trói, vào ngồi xuống chiếc ghế dài đặt giữa nội điện. Nhà vua ra lệnh: “ cởi trói cho hắn”.Vua Quang Trung quan sát vẻ tiều tụy của Tự Tôn, sau mấy ngày chạy trốn, trong bộ tứ thân màu nâu dân dã, bỗng chốc chạnh lòng cho buổi mạt vận của một triều đại đã tồn tại suốt mấy trăm năm. Hoàng Đế Quang Trung quắt mắt nhìn vào mặt Chiêu Thống, rồi hỏi:
- “Ông còn nhớ ai là người đưa ông lên ngai vua Lê vào tháng Bảy năm Bính Ngọ hay không?”
Chiêu Thống cúi gầm mặt, trả lời:
- “ Chính ông”
Nguyễn Huệ nhếch mép cười, rồi nói:
-“ Nhưng sau đó, khi ta về Nam, trí của ông không hiểu được lòng dân, tài của ông không thực hiện được ý nguyện của dân, ông vẫn cứ ham mê rượu thịt, ngày đêm chìm trong sắc dục, trong triều thì để tham quan vơ vét của dân, ngoài biên cương thì yếu hèn với giặc, ông đã để cho Nguyễn Hữu Chỉnh, một tên quan văn trói gà không chặt cũng có thể chuyên quyền, gây loạn.”
Ngừng một lát rồi Quang Trung lại hỏi tiếp:
- “ Khi ta ra Thăng Long để diệt Vũ Văn Nhậm mưu phản, thì ông đã chạy đi đâu, làm gì?”
Lê Chiêu Thống miệng cứng, ngồi đơ như phỗng, không mở được nửa lời.
Quang Trung đứng lên, trong bộ hoàng bào còn lem khói súng, khoanh tay, vẻ suy nghĩ, đi qua đi lại trước mặt Duy Kỳ, rồi chợt dừng lại nói:
-“ Ông tài thật, sức ông mọn không gánh nổi giang sơn, để cho loạn thần thoán nghịch, nhưng vai ông khỏe, cõng nổi 29 vạn quân Thanh về giày xéo quê hương, chà đạp lên tông miếu nhà Lê , vậy là ông đã đặt dòng họ, bè đảng của ông lên trên quyền lợi của dân tộc, lên trên hồn thiên của sông núi. Ông nên nhớ kỹ rằng dân tộc còn thì ngai vàng của ông còn, dân tộc mất thì cái ngai kia chỉ còn là thứ rác rưởi tanh hôi, mà ngoại bang đã vứt bừa bãi, trôi nổi trên dòng sông lịch sử để cho nhân dân nguyền rủa muôn đời”. Nét mặt Quang Trung bỗng đanh lại, nhà vua bảo “ Ông hãy ngửa mặt lên mà nghe ta hỏi” :
-“ Trong mấy mươi ngày ông làm thân tôi đòi, quỳ dưới trướng Tôn Sĩ Nghị để nghe lệnh của hắn, tai ông có lắng nghe người dân An Nam nói gì với ông không?”
Chiêu Thống xanh mặt, miệng lắp bắp:
-“ Ta không nghe nhân dân đã nói gì với ta cả”
Quang Trung nhếch miệng cười nhẹ rồi lạnh lùng:
-“ Ông nói phải. Nhân dân không nói gì với ông cả, vì có nói thì ông cũng nghe không lọt. Mắt của ông đã không thấy được nỗi thống khổ của nhân dân, mà chỉ thấy sự vinh hoa phú quý của tộc họ và bè đảng ông, ông chỉ nghe tiếng tung hô xu nịnh ngon ngọt, lưỡi của ông chưa biết nếm mùi mồ hôi và nước mắt mặn chát của nhân dân, mà chỉ biết nếm mùi rượu thơm thịt béo, mũi của ông không ngửi thấy mùi máu tươi của quân dân ta đổ khắp nơi trên những cánh đồng suốt mấy ngàn năm để bảo vệ từng tấc đất của quê hương, mà ông chỉ thấy lụa là nhung gấm của quân xâm lược ban cho, tai của ông không nghe được những lời yêu nước thống thiết của nhân dân mà chỉ nghe lọt những lời điêu ngoa dịu ngọt của kẻ thù. Từ đây ông không còn là con dân của nước Đại Việt nữa, đừng nói chi đến cái ngai vàng đã mục nát rệu rã kia”.
Trong cái vẻ lẫm liệt, uy nghi và dứt khoát, nhà vua ra lệnh : “Thả hắn đi”
Hoàng Đế Quang Trung liếc nhìn hai tên lính rồi đi thẳng ra ngoài.
Sài Gòn 02-8-2016
Ảnh st trên mạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét