Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

12 thg 10, 2012

 Chính trị trong tranh: kín, lộ, hay hoàn toàn không có 

M.Nha dịch

LONDON – Galley Dulwich Picture khai mạc triển lãm “Cotman ở Normandy”, kéo dài từ 10. 10. 2012 đến 13. 1. 2013. Triển lãm mang lại một cái nhìn tươi mới về một chương quan trọng trong đời vẽ của John Sell Cotman (1782–1842), vốn được coi là một trong những tác giả màu nước lớn nhất. Trong ảnh: “Study of Sea and Gulls” (Vẽ biển và mòng biển), tranh của Cotman.


Bản thân John Sell Cotman từng đi thăm vùng Normandy của Pháp ba lần, vào 1817, 1818 và 1820, sau đó về, ông xuất bản hai tập sách đồ sộ có tên “Architectural Antiquities of Normandy” (Di tích kiến trúc cổ của Normandy), chốt lại một thập kỷ mà Cotman lấy kiến trúc làm đề tài chính và tranh in là phương thức chính trong sáng tác. Một thập kỷ này hồi ấy bị đánh giá là “phí phạm”, như một sự xao lãng của Cotman khỏi việc vẽ tranh màu nước trữ tình. Trong ảnh là một bức màu nước trữ tình của Cotman, có tên “Bão trên bờ biển Yarmouth”.


Nhưng điều lý thú của triển lãm “Cotman ở Normandy” chính là bối cảnh chính trị của những bức tranh, về tính cách mạng của chúng, ngay khi sau chiến tranh Napoleon, Cotman là nghệ sĩ Anh mà lại đi vẽ vùng Normandy của Pháp là nước thua cuộc. Và vào lúc mà quân đội Anh đang ở thế thượng phong, nghệ sĩ đã chỉ ra rằng về mặt văn hóa, Anh đã vay mượn khối thứ của Pháp. Trong ảnh: John Sell Cotman, “Một căn nhà bị hư hại”, khoảng 1808, màu nước phủ lên graphite, trên giấy, 32.7 x 26.1cm.


Dự án xuất bản những tranh và nghiên cứu này của Cotman nếu có thất bại về mặt dư luận thì cũng không có gì ngạc nhiên: đồng bào ông không mấy người muốn nghe những điều như thế… Trong ảnh: John Sell Cotman, “Saint George de Bocherville”, 1831, graphite và màu nước trên giấy, 27.3 x 39.8cm.


HONG KONG – Một người đàn ông đi ngang một tấm poster in bức tranh “Bộ tranh gia đình cách mạng – Mời bữa tối” (Revolutionary Family Series – Invitation to Dinner) của họa sĩ Trung Quốc Liu Wei tại phiên đấu giá mùa thu của nhà Sotheby’s, diễn ra ở Hong Kong hôm 8. 10. 2012. Tác phẩm này đã bán được giá 2.24 triệu USD, lập một kỷ lục thế giới về đấu giá cho chính họa sĩ này. Ảnh: AP/Vincent Yu.


MOSCOW – Họa sĩ Alexei Sergiyenko diễn tả bằng điệu bộ trước bức tranh của anh vẽ Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong lễ khai mạc triển lãm “Tổng thống. Người tử tế nhất” tại xưởng thiết kế Flacon, Moscow, hôm 7. 10. 2012, cũng là sinh nhật lần thứ 60 của Vladimir Putin. Sinh nhật này, Putin không làm gì ầm ĩ. Tỉ lệ người ủng hộ ông đang giảm, tuy vẫn còn nhiều người như Alexei Sergiyenko, rất ngưỡng mộ ông và tự tổ chức sinh nhật mừng ông. Ảnh: AP /Sergey Ponomarev.


SEEGRAEBEN – Nhưng không phải tác phẩm mỹ thuật nào cũng phải mang/mang được thông điệp chính trị. Đa phần là để đẹp và vui con mắt cái đã. Thí dụ như bức tượng này, diễn tả một người bơi khổng lồ, làm bằng bí ngô, được trưng bày tại một hội chợ nông nghiệp ở Seegraeben, Thụy Sĩ, chỉ để minh họa một thực tế rằng bí ngô là một nông sản. Ảnh: AP, Steffen Schmidt.
Nguồn: SOI.com

Không có nhận xét nào: