Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

30 thg 10, 2013

Dịch Giả ĐỖ KHÁNH HOAN - Hơn Nửa Thế Kỷ Vác Đá Leo Đồi


SGTT.VN - Hai trường ca siêu phàm thời cổ đại là Iliad và Odyssey của Homer đã được Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ từ nguyên tác sang Việt ngữ thành công, vừa được phát hành tại Việt Nam.
Dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Đỗ Khánh Hoan trước năm 1975 là giáo sư đại học Văn khoa Sài Gòn, chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử văn chương Anh – Mỹ. Từ cuối thập niên 1960 đến nay, Đỗ Khánh Hoan đã chuyển ngữ hơn 40 tác phẩm, phần lớn là kiệt tác lần đầu xuất hiện trong phiên bản tiếng Việt. Hiện ông định cư tại Toronto, Canada.

Munro Alice - Giải NOBEL Văn Chương 2013

Bản dịch của Nguyễn Đức Tùng

ALICE MUNRO
(1931~)

Lời giới thiệu:
Alice Munro sinh ngày 10 tháng Bảy năm 1931 ở Wingham, Ontario, Canada, với tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw. Cha của bà là chủ nông trại, mẹ là cô giáo. Bà trải qua tuổi thơ ở thị trấn Clinton, nơi bà cũng thường trở về sau này. Theo học đại học Western Ontario, nhưng rời trường sớm khi lập gia đình năm 20 tuổi. Bà và gia đình sống ở một đảo ngoài khơi Vancouver nhiều năm nay, coi sóc tiệm sách có tên là Munro. Hai ông bà có với nhau ba đứa con, hôn nhân của họ thời trẻ có một thời kỳ tan vỡ ngắn. Sinh quán của Alice Munro, Ontario, là tỉnh bang lớn nhất Canada, gần bên Ngũ Đại Hồ. Vùng phía nam của tỉnh là vùng có khí hậu ôn hòa, cảnh sắc xinh đẹp, đất nông nghiệp bằng phẳng, nhiều sông hồ. Trong truyện của Munro, có cảnh vật của Ontario hoặc thiên nhiên hoang dã trên đảo Vancouver.

20 thg 10, 2013

Anh Đâu Còn Nơi Nào Để Đi...

Photo: Clyfford vẫn là người đi đầu trong thế hệ đầu tiên của chủ nghĩa biểu hiện . Người đã phát triển một phương pháp mới, mạnh mẽ cho hội họa ngay trong những năm sau chiến tranh thế giới II. Vẫn là thời bao gồm Philip Guston, Franz Kline, Willem de Kooning, Robert Motherwell, Barnett Newman, Jackson Pollock, và Mark Rothko. Mặc dù phong cách và phương pháp tiếp cận thế giới của các nghệ sĩ rất khác nhau, nhưng chủ nghĩa biểu hiện được đánh dấu bằng các hình thức trừu tượng, tạo biểu cảm và  quy mô hoành tráng, tất cả đều được sử dụng để truyền đạt các chủ đề phổ quát về sự sáng tạo, về cuộc đấu tranh để sống, và cái chết…một chủ đề có sự liên quan đáng kể đối với thế giới suốt những năm trong và sau Thế chiến II.  Trong hình ảnh này: diễn viên Jeremy Irons nhìn vào một bức tranh của Clyfford Still trong buổi lễ khai mạc triển lãm "Nghệ thuật ở Mỹ ba trăm năm đổi mới" tại Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin ở Moscow. theo artdaily.com 23/6/2013

Trần gian mênh mông
gió trăng lẩn trong cát bụi vô thường
cùng ngọc nát văn chương
ngàn năm làm chiếc lá vàng trên lối đi
của loài mơ màng mộng mỵ

Ta lỡ yêu loài hoa diên vỹ
trong mộng tưởng xa xôi một ngày em thay thượng đế
lên ngôi trong ký ức bồng bềnh trên vành môi đêm thẳm.
 
Vầng trăng khuya muôn dặm lạnh lùng hoang liêu
soi vào câu thơ ta chết trong đợi chờ khắc khoải.
Em vô tình đùa bỡn trên vành môi đời bão tố muôn niên.
 
Ta cũng chẳng còn nơi nào để đi
vì sợi dây vô hình em đã siết chặt trái tim tội nghiệp trần gian
trong mỗi bước gian nan chìm trong thơ em
màu biển xanh thanh khiết.
 
Bàn tay em một đêm trăng sao vằng vặc
đưa lên bầu trời hái mất hồn ta,
em gửi vào những vì sao ngôn ngữ xa hoa ,
làm mây mưa xuống thơ ta ngàn năm ước ao cháy bỏng.
 
Cho nên, em ơi, dù trời cao biển rộng
cũng chẳng còn nơi nào là lối mộng cho anh.
         KG 22/9/2013

18 thg 10, 2013

LÃNH ĐẠO CÓ CÒN BIẾT LẮNG NGHE LẼ PHẢI TỪ DÂN?

VN sẽ cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân


Thảm họa hạt nhân ở Fukushima
Thảm họa hạt nhân ở Fukushima để lại hậu quả lâu dài cho Nhật Bản
Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Chernobyl hay Fukushima, theo cảnh báo của một chuyên gia điện hạt nhân từ Pháp.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 05/9/2013 từ Paris, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) cũng cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước trong khi sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu nguồn chất thải phóng xạ mà theo ông 'ngàn đời vẫn còn nguy hiểm.'
Cựu Giáo sư về điện và năng lượng hạt nhân ở Đại học Grenoble của Pháp đưa ra lời kêu gọi chính quyền Việt Nam khẩn trương tổ chức trưng cầu dân ý về các dự án phát triển điện hạt nhân và các lò phản ứng mà ông cho là quá tham vọng, lãng phí và đầy rủi ro trong khi Chính phủ cho rằng đây là lời giải cho khan hiếm năng lượng điện.
Việt Nam đang trong lộ trình thực hiệnBấm Định hướng Quy hoạch phát triển điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2030 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt hồi tháng 6/2010, theo đó 14 lò phản ứng hạt nhân được dự kiến bố trí chủ yếu ở miền Trung Việt Nam, gồm các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Hà Tĩnh, với các khoản kinh phí khổng lồ từ nguồn vốn ngân sách và vay nợ.
Bình luận của Giáo sư Nhẫn, người có trên 30 năm nghiên cứu về điện hạt nhân, được đưa ra sau khi Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận cho truyền thông Việt Nam hay họ đã tổ chức tập huấn, tham quan một lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cho hơn 15 đoàn đến từ Ninh Thuận để học tập kinh nghiệm, tìm hiểu năng lượng hạt nhân và an toàn phóng xạ.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Việc tỉnh Ninh Thuận đưa các đoàn đi tham quan Lò phản ứng Đà Lạt, như báo Bấm Đất Việt đưa tin, có tính chất tuyên truyền nhiều hơn là để cho dân chúng hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của phóng xạ. Lò nghiên cứu Đà Lạt (có công suất) 0,500 MW nhiệt, không nguy hiểm bằng lò Điện hạt nhân ở Ninh thuận 3000 MW nhiệt.
BBC: Theo ông, Ninh Thuận đang đứng trước nguy cơ gì khi nhận đặt 2 nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh của mình?
Ninh Thuận cũng như các tỉnh Quảng Ngải, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh đều sẽ gặp nguy cơ lớn nếu có biến cố xảy ra, vì theo chương trình Điện hạt nhân của Việt Nam, cả thảy 14 lò phản ứng (1000 MW đến 1500 MW điện) sẽ được xây cất ở 5 tỉnh miền Trung này từ 2014-30.
Nguy cơ bất cứ năm tỉnh đó (gặp phải) là lúc có một tai biến xảy ra, như thảm họa Fukushima chẳng hạn, phóng xạ sẽ lan toàn tỉnh và xung quanh vùng miền Trung. Vì vậy, dân chúng phải di tản. Tôi không biết chính phủ làm thế nào để dân phòng chất thải phóng xạ rất nguy hiểm cho tính mạng. Môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng.

'Thao túng thông tin?'

BBC:Theo ông người dân đã được hỏi ‎ ý kiến đầy đủ chưa, hay họ thiếu cung cấp thông tin hoặc bị thao túng?
Theo tôi người dân không thể nào được hỏi ý kiến đầy đủ vì thiếu thì giờ và trình độ hiểu biết về hiện tượng vật lý và hạt nhân. Lẽ cố nhiên họ bị thao túng vì không được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ.
BBC: Một nhà khoa học Việt Kiều từ châu Âu, Tiến sỹ Bấm Trần Đại Phúc từng được báo Hà Nội Mới trích ý kiến nói ở Việt Nam "từ nay đến năm 2050, không gì thay thế được năng lượng hạt nhân," Giáo sư bình luận gì về nhận định này?
Nói rằng từ đây đến 2050, không gì thay thế được Điện hạt nhân thì hoàn toàn không đúng sự thật. Các nước trên thế giới, năm 2013, đã đầu tư 250 tỷ đô-la vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nhất là điện gió và mặt trời. Đan Mạch đến 2050 sẽ sử dụng 100% điện mặt trời, Đức đang dẫn đầu về điện gió và điện mặt trời. Thử hói tại sao Đức đã hy sinh hàng trăm tỷ đô-la, can đảm từ bỏ điện hạt nhân năm 2022 tới?
"Vì sự sống còn của đất nước, tôi thiết tha đề nghị Chính Phủ VN cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình Điện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho đồng bào vô tội"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn (đứng)
Các cuộc lobby (vận động hành lang) hạt nhân tuyên truyền 'láo', đề cao điện hạt nhân đã lỗi thời thay vì khuyến khích việc khai thác triệt để năng lượng tái tạo. Hiện nay ở Pháp và ở Âu Châu, điện gió trên đất liền đã cạnh tranh được với điện cổ điển và hạt nhân.
BBC: Ý kiến chuyên gia nói các thảm họa hạt nhân từng biết đã xảy ra ở Ukraina, Mỹ, hay Nhật Bản đều xuất phát từ thiếu sót của con người, theo ông có khả năng nào con người sẽ kiểm soát được hết các sự cố?
Tất cả các biến cố đã xảy ra như Chernobyl, Three Miles Island và Fukushima đều do con người mà ra, do sai lầm, do thiếu trình độ. Những rủi ro ấy, không phải vì thiết bị hay thiết kế, những thảm họa xảy ra hoàn toàn là do con người. Lẽ cố nhiên, có sơ suất về trang bị, về thiết kế, nhưng vấn đề nhân sự là chính.
Nếu Việt Nam chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên gia, chưa đủ kỹ sư để xây cất, để khai thác, theo tôi, không nên làm điện hạt nhân, vô cùng nguy hiểm.

'Bàn tay nhóm lợi ích?'

BBC: Ông có nghĩ là có nhóm lợi ích trong và ngoài nước nào đã thao túng quyết định đặt "bằng được" các dự án hạt nhân ở Ninh Thuận? Có vấn đề gì từ những người buôn bán lò phản ứng cho Việt Nam như từ Nhật, từ Nga?
Ta có thể đặt câu hỏi vì lý do gì Việt Nam không chịu thay đổi chiến lược. Áp lực từ đâu đến? Vấn đề chính trị hay các tay buôn ngoại quốc lợi dụng chúng ta, một hai họ quyết tâm phải bán lò cho Viêt Nam mà sự thật là các lò phản ứng tồn kho.
BBC: Có thể biết các công ty trung gian nào có vai trò quyết định trong việc móc nối mua bán lò phản ứng cho Việt Nam?
Sự thật tôi không biết công ty ngoại quốc trung gian nào, ai có ảnh hưởng và quyền lợi lớn trong các lobby này, ai có cơ hội làm giàu trên đầu dân ta, bất kể sự nguy hiểm cho tính mạng con người.
BBC: Ông tư vấn gì cho người dân và chính quyền Ninh Thuận hiện nay và có lời khuyên gì với Việt Nam trong vấn đề điện hạt nhân nói chung và các tỉnh khác có liên quan nói riêng, nhất là trong tình huống xảy ra sự cố?
Nếu một thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng. Ta sẽ phung phí hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước.
Ta sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu chất thải phóng xạ ngàn đời vẫn còn nguy hiểm. Vì sự sống còn của đất nước, tôi thiết tha đề nghị Chính Phủ Việt Nam nên cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình Điện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho đồng bào vô tội.
NGUỒN: BBC

11 thg 10, 2013

Yêu Người Giữa Gió Bụi Trần Gian

eric wallis
Tranh của  IRIC WALLIS

Một ngày dòng sông xui ta

leo lên đỉnh của đám mây mùa thu
đang lững lờ trên bầu trời biên biếc nụ hôn,
không phải để đi tìm một giấc mơ hoang,
mà chỉ để tìm em trong thế gian triền phược.
Em xa biền biệt suối ngàn.
 
Sợi nắng mùa thu huy hoàng rơi trên áo em,
nhưng em nói rằng điều đó đâu có nghĩa gì
so với nỗi cô đơn ngàn năm em gánh chịu,
đó chỉ là trò đùa của con tạo,
trên lưng bất hạnh loài người.
 
Những giọt sương đêm lấp lánh như  ánh sao mai,
nhấp nháy trong hoài niệm xa xôi
của loài biết cười biết khóc,
trôi theo sự mê hoặc của tháng ngày.

Em đem ký ức vùi chôn vào sự đau thương của bàn tay đời bâng khuâng lam lũ,

một thuở bôn ba kiếm tìm nhành hoa nở muộn cuối hoàng hôn,
em để lại hơi thở dập dồn trong sóng mắt cuồn cuộn hồn thơ,
thức suốt ngàn năm bơ vơ
giữa bến bờ nhân thế.
 
Nhưng em đành nhận làm loài hoa thiên sứ,
tím ngát thế gian,
ban phát yêu thương cho cõi vô thường mộng mị,
run rẩy dưới ánh mặt trời,
và mỉm cười cùng tay người trong đêm trừ tịch,
thắc thỏm đợi tình em.
 
Mai ta về cùng bát ngát mùi hương loài hoa diên vỹ ,
em không giận hờn ta đã ngày đêm thui thủi yêu người
giữa gió bụi trần gian.                         

                KG 2/9/2013

5 thg 10, 2013

Yêu Giữa Thu Vàng


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjbV-0UwZD70wymBRcPqckqdVhXd2mJ_l-y2tUTDJYqHzx_axvICpE2-NkU3UkDQWX88KZxa7A_le3OqiGneDmjYASp01DC14rzURhrgdxiHgc3u2957b_xzSVKn9F7qUABKJvHvLXpisA/s1600/freydoon+rassouli+4.jpg

Mùa thu
lướt qua phím đàn em nức nở
Thương ai,chiếc lá vàng
ôm nỗi nhớ lung linh
Mùa thu nay về,
chỉ có một mình anh
Cây trút lá ngập hồn thu muôn thuở.


Đêm nay giọt thu

rót đầy thêm nỗi nhớ
Mắt em long lanh,
anh nợ với ngàn sao
Vầng trán em,
anh khao khát trời cao
Vòm ngực ấy cùng vòng tay em rực lửa


Anh biết rồi,

ngày tháng cứ qua mau!
Ta thương tiếc
những rẩy run dĩ vãng
Từng khoảnh khắc
môi người dâng lãng mạn
Hương sắc cuộc đời,
mình trút cạn cho nhau


Anh nhớ em,

trăng quặn nửa hồn đau
Nghe cát bụi
rũ nhàu hương phấn mộng
Anh đi giữa mênh mông chân trời rộng
Lạnh buốt đôi vai
hoang vắng tinh cầu


Không có em,

mây hoàng hôn hấp hối
Anh lặng thầm
vẽ vội nét thu phai
Và cẩn thận
khắc lời em lên đá
Thuở em còn ngần ngại tiếng yêu ai


Nay ta về

cất kỹ nụ hôn môi
Vào ký ức
của mùa thu năm trước
Và tất cả những gì ta có được:
Giữa thu vàng,  

người đã nói yêu tôi…
SG 30/9/2013