Horace Engdahl
chuyển ngữ :Hồ Phạm Huy Đôn
Phỏng vấn của tuần báo Đức Die Zeit, Susanne Meyer thực hiện với
Horace Engdahl, thư kí thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển, tỏ ra rất bình thản trước những chỉ trích quanh việc trao giải Nobel cho Harold Pinter.
Die Zeit: Ông có chờ đợi rằng bài diễn từ nhận giải Nobel của Harold Pinter sẽ gây tai tiếng không?
Engdahl: Lúc nhận được cuộn băng ghi hình, tôi có xem để kiểm tra chất lượng kỹ thuật.
Die Zeit: Nghe có vẻ rất bình thản.
Engdahl: Tất nhiên tôi có đọc trước bài diễn từ.
Die Zeit: Thế ấn tượng của ông về cuộn băng hình?
Engdahl: Tôi đã thấy trong đó diễn viên Harold Pinter chuyên đóng kịch Shakespeare. Vẫn là cái giọng nhiều màu sắc khi diễn đạt. Tôi cũng thấy trong đó vở kịch Hồi cuối của Beckett. Đây có thể là bài diễn văn cuối cùng của Harold Pinter. Điều tôi hết sức ưng ý là bài diễn từ không hề ủy mị chút nào.
Die Zeit: Dư luận ở Đức cho rằng Pinter quá đậm màu chính trị và không xứng đáng được giải Nobel văn học.
Engdahl: Muộn nhất là sau khi trao giải cho Günter Grass, chúng tôi gặp nhiều kẻ thù ở Đức. Nhưng người Ba Lan thì lại mến chúng tôi vì chuyện đó.
Die Zeit: Liệu phẩm giá của Viện Hàn lâm có tổn hại vì bị chỉ trích không?
Engdahl: Đâu có. Viện Hàn lâm là một mệnh phụ già nua và giàu có, danh xưng là Viện Hàn lâm Thụy Điển. Viện Hàn lâm là một bộ phận của quốc gia nhưng không là một cơ quan nhà nước. Viện Hàn lâm không phụ thuộc ai cả. Người ta có thể chửi bới nhưng không làm gì được Viện Hàn lâm đâu.
Die Zeit: Nhưng trong nội bộ Viện Hàn lâm cũng có cãi vã. Có người ra khỏi Viện Hàn lâm để phản đối việc trao giải cho Elfriede jellinek.
Engdahl: Không ai có thể ra khỏi Viện Hàn lâm được. Thành viên ở đây là thành viên trọn đời. Trong Viện Hàn lâm có những thành viên lớn tuổi đại diện cho ngành nghiên cứu văn học mà trọng tâm là cuộc đời và tác phẩm của tác giả, nhưng cũng có những thành viên ít tuổi hơn, quan tâm đến những khía cạnh lý thuyết, như tôi chẳng hạn.
Die Zeit: Tuy vậy ông vẫn được bầu vào Viện Hàn lâm năm 1997. Việc bầu chọn này đã được tiến hành ra sao?
Engdahl: Khi một thành viên qua đời thì người ta tiến hành những thảo luận theo kiểu gián tiếp, qua đó hình thành dần một thoả thuận. Đó là một quá trình đầy phấp phỏng, chẳng khác gì cưới hỏi vào cái thời xa xưa, lúc chưa có chuyện ly hôn vậy. Trong quá trình này, tinh thần đoàn kết và tính chuyên nghiệp của các thành viên Viện Hàn lâm bị thử thách cao độ.
Die Zeit: Nhưng tính chuyên nghiệp ấy bị nghi ngờ, vì dường như đã có những quyết định sai lầm như trong trường hợp Pinter.
Engdahl: Công kích một tác giả về mặt chính trị bao giờ cũng đơn giản hơn là đi sâu nghiên cứu tác phẩm của ông ta. Viện Hàn lâm là chốn đào luyện tuyệt vời cho tư duy văn học. 20 năm ròng rã, năm nào vào mùa hè cũng phải đọc tác phẩm của 5 tác giả, thì ta ắt học được nhiều điều.
Die Zeit: Vậy có những cân nhắc mang tính chính trị không?
Engdahl: Trong nhiệm kì của tôi có tám người được giải, nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy một lập luận chính trị nào cả.
Die Zeit: Vậy những tác giả tầm cỡ thật sự đâu?
Engdahl: Đầu thế kỉ trước, chúng ta có một thời kì anh hùng ca, tiêu biểu là William Faulkner, Paul Valéry, Virginia Woolf. Rồi chúng ta sang một thời kì thực dụng. Xin cứ lấy Isaac B. Singer hoặc Josef Brodsky làm ví dụ. Còn ngày nay, văn học là chứng nhân, nó lấy chất liệu trực tiếp từ thực tế, như Imre Kertész hoặc Ryszard Kapuscinski hay như V.S. Naipaul dùng tiếng nói của những người ông ta gặp gỡ để làm nên một cấu trúc đa thanh.
Die Zeit: Vậy hư cấu (fiction) sẽ ở đâu trong tương lai, và phi hư cấu (non-fiction) thì sao?
Engdahl: Cốt lõi của văn học không còn là hư cấu nữa, mà nằm trong ngôn ngữ có trách nhiệm với chất liệu của chính nó. Có lẽ đó là sự cáo chung của chủ nghĩa hiện đại.
Die Zeit: Một Viện Hàn lâm mà đa số thành viên là các cụ ông liệu có thể hiện đại đến mức nào?
Engdahl: Chúng tôi như những con cá sấu vĩ đại dưới sông. Ai được bầu vào Viện Hàn lâm là coi như đã hoàn thành số phận, và nhờ thế mà có được một sự bình thản nhất định và một sức mạnh không nhỏ.
nguồn: Die Zeit, 15.12.2005-12-24, http://www.zeit.de/2005/51/SM-Engdahl_Interview
Engdahl: Lúc nhận được cuộn băng ghi hình, tôi có xem để kiểm tra chất lượng kỹ thuật.
Die Zeit: Nghe có vẻ rất bình thản.
Engdahl: Tất nhiên tôi có đọc trước bài diễn từ.
Die Zeit: Thế ấn tượng của ông về cuộn băng hình?
Engdahl: Tôi đã thấy trong đó diễn viên Harold Pinter chuyên đóng kịch Shakespeare. Vẫn là cái giọng nhiều màu sắc khi diễn đạt. Tôi cũng thấy trong đó vở kịch Hồi cuối của Beckett. Đây có thể là bài diễn văn cuối cùng của Harold Pinter. Điều tôi hết sức ưng ý là bài diễn từ không hề ủy mị chút nào.
Die Zeit: Dư luận ở Đức cho rằng Pinter quá đậm màu chính trị và không xứng đáng được giải Nobel văn học.
Engdahl: Muộn nhất là sau khi trao giải cho Günter Grass, chúng tôi gặp nhiều kẻ thù ở Đức. Nhưng người Ba Lan thì lại mến chúng tôi vì chuyện đó.
Die Zeit: Liệu phẩm giá của Viện Hàn lâm có tổn hại vì bị chỉ trích không?
Engdahl: Đâu có. Viện Hàn lâm là một mệnh phụ già nua và giàu có, danh xưng là Viện Hàn lâm Thụy Điển. Viện Hàn lâm là một bộ phận của quốc gia nhưng không là một cơ quan nhà nước. Viện Hàn lâm không phụ thuộc ai cả. Người ta có thể chửi bới nhưng không làm gì được Viện Hàn lâm đâu.
Die Zeit: Nhưng trong nội bộ Viện Hàn lâm cũng có cãi vã. Có người ra khỏi Viện Hàn lâm để phản đối việc trao giải cho Elfriede jellinek.
Engdahl: Không ai có thể ra khỏi Viện Hàn lâm được. Thành viên ở đây là thành viên trọn đời. Trong Viện Hàn lâm có những thành viên lớn tuổi đại diện cho ngành nghiên cứu văn học mà trọng tâm là cuộc đời và tác phẩm của tác giả, nhưng cũng có những thành viên ít tuổi hơn, quan tâm đến những khía cạnh lý thuyết, như tôi chẳng hạn.
Die Zeit: Tuy vậy ông vẫn được bầu vào Viện Hàn lâm năm 1997. Việc bầu chọn này đã được tiến hành ra sao?
Engdahl: Khi một thành viên qua đời thì người ta tiến hành những thảo luận theo kiểu gián tiếp, qua đó hình thành dần một thoả thuận. Đó là một quá trình đầy phấp phỏng, chẳng khác gì cưới hỏi vào cái thời xa xưa, lúc chưa có chuyện ly hôn vậy. Trong quá trình này, tinh thần đoàn kết và tính chuyên nghiệp của các thành viên Viện Hàn lâm bị thử thách cao độ.
Die Zeit: Nhưng tính chuyên nghiệp ấy bị nghi ngờ, vì dường như đã có những quyết định sai lầm như trong trường hợp Pinter.
Engdahl: Công kích một tác giả về mặt chính trị bao giờ cũng đơn giản hơn là đi sâu nghiên cứu tác phẩm của ông ta. Viện Hàn lâm là chốn đào luyện tuyệt vời cho tư duy văn học. 20 năm ròng rã, năm nào vào mùa hè cũng phải đọc tác phẩm của 5 tác giả, thì ta ắt học được nhiều điều.
Die Zeit: Vậy có những cân nhắc mang tính chính trị không?
Engdahl: Trong nhiệm kì của tôi có tám người được giải, nhưng tôi chưa bao giờ nghe thấy một lập luận chính trị nào cả.
Die Zeit: Vậy những tác giả tầm cỡ thật sự đâu?
Engdahl: Đầu thế kỉ trước, chúng ta có một thời kì anh hùng ca, tiêu biểu là William Faulkner, Paul Valéry, Virginia Woolf. Rồi chúng ta sang một thời kì thực dụng. Xin cứ lấy Isaac B. Singer hoặc Josef Brodsky làm ví dụ. Còn ngày nay, văn học là chứng nhân, nó lấy chất liệu trực tiếp từ thực tế, như Imre Kertész hoặc Ryszard Kapuscinski hay như V.S. Naipaul dùng tiếng nói của những người ông ta gặp gỡ để làm nên một cấu trúc đa thanh.
Die Zeit: Vậy hư cấu (fiction) sẽ ở đâu trong tương lai, và phi hư cấu (non-fiction) thì sao?
Engdahl: Cốt lõi của văn học không còn là hư cấu nữa, mà nằm trong ngôn ngữ có trách nhiệm với chất liệu của chính nó. Có lẽ đó là sự cáo chung của chủ nghĩa hiện đại.
Die Zeit: Một Viện Hàn lâm mà đa số thành viên là các cụ ông liệu có thể hiện đại đến mức nào?
Engdahl: Chúng tôi như những con cá sấu vĩ đại dưới sông. Ai được bầu vào Viện Hàn lâm là coi như đã hoàn thành số phận, và nhờ thế mà có được một sự bình thản nhất định và một sức mạnh không nhỏ.
nguồn: Die Zeit, 15.12.2005-12-24, http://www.zeit.de/2005/51/SM-Engdahl_Interview
talawas.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét