Thơ một xu một bài (
tiếng Anh: Pomes Penyeach) là tên một tập thơ tình gồm 13 bài của
nhà văn,
nhà thơ Ai-len
James Joyce, tiếp sau tập thơ
Nhạc thính phòng (Chamber Music) đã in năm
1907. Những bài thơ trong tập này được viết trong khoảng thời gian 20 năm, từ
1904 đến
1924 và được xuất bản ngày 7 tháng 7 năm
1927 bởi
Shakespeare and Co với giá bán một shilling (mười hai penny). Lúc đầu Joyce có ý định chỉ in 12 bài và định giá 1 đồng, nghĩa là mỗi bài một xu nhưng sau đó ông quyết định thêm vào một bài (Tilly).
Tilly – nghĩa là thêm vào, hiểu theo cách nói của người thời nay thì đây là bài
khuyến mại.
Tên tập thơ
Pomes Penyeach là cả một câu chuyện dài, nhưng nếu nói một cách ngắn gọn thì đây là cách
chơi chữ của
James Joyce. Từ Pomes có thể hiểu theo
tiếng Anh là
Poems (Thơ), và cũng có thể hiểu theo
tiếng Pháp là
Pommes (Táo). Bởi vậy tên của tập thơ này có thể dịch là
Thơ một xu một bài hoặc
Táo một xu một quả.
Văn chương vốn bạc bẽo muôn đời nay, mặc dù đặt tên cho tập thơ như vậy nhưng sau khi nó được xuất bản, Joyce đã viết một bài thơ vui về tập thơ và người đã biên soạn ra nó.
-
-
- Pennipomes Twoguineaseach
-
-
- Sing a song of shillings
- A guinea cannot buy, [1]
- Thirteen tiny pomikins
- Bobbing in a pie.
-
- The printer's pie was published
- And the pomes began to sing
- And wasn't Herbert Hughesius
- As happy as a king!
|
- Thơ một xu – tiền cả đống
- Tập thơ giá một đồng
- Tiền vàng không mua được
- Mười ba bài trong một
- Một chiếc bánh ngon lành.
- Khi chiếc bánh in xong
- Thì thơ bắt đầu hát
- Còn Herbert Hughesius[2]
- Hạnh phúc như ông hoàng!
|
Nội dung tập thơ
Tập thơ gồm 13 bài sau đây:
- Tilly (Dublin, 1904, tên lúc đầu là “Cabra”)
- Watching the Needleboats at San Sabba (Trieste, 1912)
- A Flower Given to My Daughter (Trieste, 1913)
- She Weeps over Rahoon (Trieste, 1913)
- Tutto è sciolto (Trieste, 13 July 1914)
- On the Beach at Fontana (Trieste, 1914)
- Simples (Trieste, 1914)
- Flood (Trieste, 1915)
- Nightpiece (Trieste, 22 January 1915)
- Alone (Zurich,1916)
- A Memory of the Players in a Mirror at Midnight (Zurich, 1917)
- Bahnhofstrasse (Zurich, 1918)
- A Prayer (Paris, 1924)
Tập thơ mỏng này (toàn bộ chưa đầy 1000 từ) đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt theo thời gian. Một số bài (đặc biệt là
“Tilly”, “Bông hoa tặng cho con gái tôi”, “Trên bãi biển ở Fontana”, “Bahnhofstrasse”) vẫn liên tục xuất hiện trong các tuyển tập
thơ cho đến tận ngày nay.
Tập thơ này đã được Hồ Thượng Tuy dịch sang
tiếng Việt.
Trích một số bài
- Xem đua thuyền ở San Sabba
- Tôi nghe lời những con tim than thở
- Trên nước sông và bên những mái chèo
- Và tôi nghe ra những tiếng thở dài:
- Không quay về, không còn quay về nữa.
- Ôi con tim, ôi lời than hoa cỏ
- Vô ích thôi, thương xót để mà chi
- Cơn gió hoang bay đi chẳng quay về
- Không quay về, không còn quay về nữa.
- Bông hoa tặng cho con gái tôi
- Như bông hoa hồng trắng, mong manh
- Là bàn tay đã tặng
- Cho ai trong lòng trĩu nặng
- Và héo úa, như tình.
- Nhưng mảnh mai hơn hoa hồng
- Dịu dàng hơn quên lãng
- Là đôi con mắt âu yếm
- Cô bé với những đường gân xanh.[3]
- Nàng khóc ở Rahoon
- Mưa rơi lặng lẽ ở Rahoon
- Người yêu của em nằm đấy
- Em như nghe tiếng người đau đớn gọi
- Qua vầng trăng xám mịt mùng.
- Anh thân yêu, anh có nghe thấy chăng
- Tiếng của người gọi em đau buồn vậy
- Không có tiếng trả lời, và cơn mưa tối
- Giữa trời đêm.
- Anh và em cũng sẽ có một lần
- Về ngủ yên như con tim buồn ấy
- Dưới những bụi tầm ma và cỏ lối
- Và tiếng mưa thì thầm.[4]
- Trên bờ biển ở Fontana
- Cơn gió gào trên bến
- Tiếng sóng biển khóc than
- Biển cổ xưa như đánh số lên
- Từng viên đá ngầu bọt biển.
- Tôi cảm thấy từ cơn gió lạnh
- Quây lấy con với sự ấm nồng
- Tôi chạm lên bờ vai run
- Và bàn tay bé bỏng.
- Xung quanh chúng tôi từ phía trên
- Nỗi sợ và bóng đêm đổ xuống
- Còn trong con tim, sâu bất tận
- Cơn đau tình![5]
- Triều cường
- Trên vách đá những chùm nho nâu-vàng
- Con nước no nê thỏa mãn quét lên
- Như gà mái – giang cánh trên mặt nước
- Ngày ảm đạm u buồn.
- Vẻ hoang dã của con nước nhẫn tâm
- Giương cái bờm xù – còn ở phía trên
- Ngày mệt mỏi chau mày nhìn ra biển
- Vẻ ngạo mạn coi thường.
- Dâng lên và chiếm lĩnh, ôi cành nho vàng
- Những quả nho dưới con nước triều dâng
- Của tình yêu vuốt ve, rộng lớn và tàn nhẫn
- Trước vẻ lưỡng lự của anh.[6]
- Bản dịch của Hồ Thượng Tuy
|
- Watching The Needleboats At San Sabba
- I heard their young hearts crying
- Loveward above the glancing oar
- And heard the prairie grasses sighing:
- No more, return no more!
- О hearts, О sighing grasses,
- Vainly your loveblown bannerets mourn!
- No more will the wild wind that passes
- Return, no more return.
- A Flower Given To My Daughter
- Frail the white rose and frail are
- Her hands that gave
- Whose soul is sere and paler
- Than time's wan wave.
- Rosefrail and fair — yet frailest
- A wonder wild
- In gentle eyes thou veilest,
- My blueveined child.
- She Weeps Over Rahoon
- Rain on Rahoon falls softly, softly falling,
- Where my dark lover lies.
- Sad is his voice that calls me, sadly calling,
- At grey moonrise.
- Love, hear thou
- How soft, how sad his voice is ever calling,
- Ever unanswered, and the dark rain falling,
- Then as now.
- Dark too our hearts, О love, shall lie and cold
- As his sad heart has lain
- Under the moongrey nettles, the black mould
- And muttering rain.
- On The Beach At Fontana
- Wind whines and whines the shingle,
- The crazy pierstakes groan;
- A senile sea numbers each single
- Slimesilvered stone.
- From whining wind and colder
- Grey sea I wrap him warm
- And touch his trembling fineboned shoulder
- And boyish arm.
- Around us fear, descending
- Darkness of fear above
- And in my heart how deep unending
- Ache of love!
- Flood
- Goldbrown upon the sated flood
- The rockvine clusters lift and sway;
- Vast wings above the lambent waters brood
- Of sullen day.
- A waste of waters ruthlessly
- Sways and uplifts its weedy mane
- Where brooding day stares down upon the sea
- In dull disdain.
- Uplift and sway, О golden vine, —
- Your clustered fruits to love's full flood,
- Lambent and vast and ruthless as is thine
- Incertitude!
|
Chú thích
- ^ Guinea - Đồng ghinê (tiền vàng của nước Anh xưa, giá trị tương đương 21 silinh).
- ^ Người biên soạn tập thơ này là Herbert Hughesius. Joyce rất lấy làm hài lòng trước việc làm này.
- ^ Bài thơ này về lần Amalia Popper (tình nhân của Joyce) gặp con gái Lucia của ông. Tình yêu tuyệt vọng với Samuel Beckett (1906 – 1989) đã làm cho Lucia mắc bệnh tâm thần phân liệt. Chi tiết này cũng được Joyce nói đến trong tác phẩm văn xuôi “Giacomo Joyce”: “Bông hoa nàng tặng cho con gái của tôi. Món quà tặng mong manh, người tặng quà mong manh, đứa bé có những đường gân xanh mỏng mảnh” (A flower given by her to my daughter. Frail gift, frail giver, frail blue-veined child).
- ^ Bài thơ này viết về Nora Barmacle, vợ của James Joyce. Nghĩa địa Rahoon ở xứ Galway, Ai-len là nơi yên nghỉ của Michael Bodkin, người từng yêu Nora và đã chết vì tình. Trong truyện “Người chết” (cuối tập Người Dublin) của Joyce có nói đến những chi tiết này.
- ^ Đây là bài thơ viết về lần tắm cho con trai Giorgio.
- ^ Khổ cuối: “Uplift and sway… Incertitude!” bằng văn xuôi sẽ là: “Em nhô lên và em đung đưa, ô cành nho vàng, những quả nho của em dưới con nước lớn của tình yêu ve vuốt, to lớn và nhẫn tâm, như vẻ lưỡng lự (không tin chắc) của em”. Hình tượng “cành nho vàng”, cũng như “cành hoa tan tác” ở bài “Tilly” có nguồn gốc từ những lời của Chúa Giê-su Christ: “Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho. Hễ nhánh nào trong ta mà không kết quả thì Ngài chặt hết, và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả để được sai trái hơn. Hãy cứ ở trong ta thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, nếu các ngươi chẳng ở trong ta thì cũng không kết quả được. <…> Cũng như nhánh nho, nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quẳng vào lửa thì nó cháy”. (Tân Ước_Giăng, XV:1-6). Từ cuối cùng: Incertitude – không chắc là còn tìm lại được những giá trị tinh thần mà Joyce đã có từ thời thơ ấu. Có lẽ vì do yêu nhiều và phóng đãng quá rồi hối hận chăng? Nỗi khổ này hành hạ Joyce đến suốt cuộc đời.
- nguồn: Bách khoa toàn thư mở
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét