Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

19 thg 3, 2012

RICHARD MOSSES : CHỤP CONGO
BẰNG MÁY HỒNG NGOẠI CỦA QUÂN ĐỘI


Ngọc Trà dịch


.
Từ nhiều thế kỉ nay, Congo thúc đẩy cũng như thay đổi trí tưởng tựợng của phương Tây. Nhiếp ảnh gia Richard Mosse đã tiếp thêm cho chủ đề này, bằng cách sử dụng một thiết bị theo dõi của quân đội (hiện đã ngừng sản xuất). Đó là một dạng máy hồng ngoại có tên Kodak Aerochrome. Ban đầu máy này được làm ra để phát hiện  ngụy trang, với loại phim dành cho việc trinh sát trên không ghi lại các dải quang phổ của tia hồng ngoại mà mắt người không nhìn thấy được, biến phong cảnh xanh tươi thành những mảng màu tím, đỏ rực và hồng chói lọi.

 

“Không chỗ chạy trốn,” 2010, do Richard Mosse chụp Vùng núi Nam Kivu là bản doanh của một bộ phận lớn những kẻ nổi dậy, thuộc Lực lượng Dân chủ Giải phóng Rwanda (FDLR) - một nhóm bán quân sự người Hutu sống lưu vong ở Congo từ khi cuộc diệt chủng Rwanda diễn ra vào năm 1994. Những ngọn đồi này cũng giàu các khoáng sản như vàng, quặng, thiếc, và coltan. Các thợ mỏ thủ công khai thác các khoáng sản này, và thường xuyên trả thuế cho những kẻ nổi dậy.

Trong những chuyến đi đến phía Đông Congo, Mosse đã chụp ảnh các nhóm nổi loạn, những kẻ liên tục thay đổi phe phái, thường xuyên đánh nhau rải rác trong một khu vực giao tranh ở rừng già, với rất nhiều cuộc tập kích, tàn sát, và bạo lực tình dục có hệ thống. Những câu chuyện bi thảm này cần được kể ngay, nhưng mô tả chúng chẳng dễ dàng gì. Giống như Joseph Conrad* của thế kỉ trước, Mosse phát hiện ra một tình huống khá lúng túng và mâu thuẫn một cách khó mô tả; tính chân thật của nó quá mạnh mẽ, đến nỗi gần như trở thành cái gì đấy trừu tượng.

“La Vie En Rose“ (Cuộc đời màu hồng) 2010 Những kẻ nổi dậy của Hội đồng Bảo vệ Nhân dân (CNDP) ăn mừng ngày chúng sát nhập vào Lực lượng Vũ trang Congo (FARDC), tại ngôi làng Mushaki, thuộc thị xã Masisi. Trước đây, nhóm nổi dậy này đã từng sát nhập vào FARDC một lần rồi, nhưng lại quyết định ly khai vì không được trả tiền.

Kỹ thuật chụp hồng ngoại cho ta một suy nghĩ cấp tiến về cách mô tả cuộc xung đột vốn phức tạp và khó chữa như cuộc chiến đang diễn ra ở Congo. Kết quả là ngành ảnh phóng sự truyền thống trở nên nổi bật đến phát sốt, nhấn mạnh được sự căng thẳng giữa nghệ thuật, sự hư cấu, và ảnh báo chí. Hồng ngoại khơi mào một cuộc đối thoại với nhiếp ảnh, khởi đầu như một suy ngẫm đầy đam mê về thể loại ảnh tư liệu bị (làm cho) sứt sẹo, nhưng kết thúc như một bài ca thán đầy ám ảnh cho vùng đất Congo tuyệt đẹp - vùng đất chịu những thảm kịch không thể thốt nên lời.
*
Phim Aerochrome 1443 được Kodak sản xuất dưới dạng phim chụp trên không, dùng để chụp cảnh dưới mặt mất từ máy bay, đặc biệt hay dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, và thậm chí là trong quân đội để phát hiện sự ngụy trang. Điều đó có nghĩa: Kodak chỉ bán loại phim này với số lượng cực lớn (vài trăm thước phim) với các kích cỡ dành cho máy ảnh dùng để chụp trên không – thường là format 70mm (hay 9.5 inches).
*
Joshep Conrad: Nhà văn người Anh (gốc Phần Lan) rất nổi tiếng, chuyên viết chuyện về các chủng tộc khác nhau. Truyện “Heart of Drakness” của ông được đạo diễn Coppola chuyển thành phim “Apocalypse Now” – bộ phim cực hay về chiến tranh Việt Nam.


Lúc nào cũng bu quanh xe hơi


Còn tốt hơn cả đồ thật

Các cậu bé của Đại tá Soleil

Ra ngoài (1966) I

Tổng tư lệnh Février

Những người mau mắn

Thứ ba màu đỏ

Trời đem mưa xuống

Bạo lực kiểu cổ điển

Không có nhận xét nào: