"Cuốn sách người chết" nằm rải rác trong tường của ngôi đền cổ, trong những chiếc quách, trên những cuộn giấy papyrus. Vấn đề là bạn có biết cách tìm không.
Sophie Campbell của tờ Sun Herald ghi lại những cảm xúc của cô trong chuyến viễn du tới quốc gia của những huyền thoại.
Nàng nằm trong quách, chân vắt chéo, mặc bộ quần áo ôm sát cơ thể, hai tay đặt xuôi theo thân người, mái tóc kiểu bob vẫn đẹp hoàn hảo, mắt ngước nhìn trời như một du khách đang tắm nắng. Đó là Nut, vị thần đêm của người Ai Cập, người nuốt vầng dương vào cuối ngày và sinh ra ngày mới vào mỗi bình minh. Nàng xinh đẹp và bộ áo nàng mặc lấp lánh ánh sao.
Trong lúc du khách đang mắt tròn mắt dẹt nhìn chiếc quách trong bảo tàng Cairo, nhà Ai Cập học kiêm hướng dẫn viên Khaled nói: "Các bạn đang nhìn vào gương. Thật ra đó là hình nữ thần được khắc vào nắp". Vậy là Nut đã bị cầm tù trong bóng tối suốt 3.000 năm qua, mắt thật ra không nhìn lên bầu trời mà nhìn chiếc quan tài hình xác ướp.
Cuốn sách người chết ở Luxor. |
Đoàn du khách này đi tìm kiếm "Cuốn sách người chết". Nhưng đó không phải là một cuốn sách thực sự, mà là những câu thần chú do các thầy tư tế thổi vào miệng một xác ướp trước khi đóng quan tài, nhằm bảo vệ người quá cố khỏi các thế lực xấu trên hành trình vào cõi vĩnh hằng. Trải qua nhiều thế kỷ, những câu chú vốn chỉ truyền miệng được viết lại, đầu tiên là viết trên tường kim tự tháp, sau đó khắc vào quách rồi giấy papyrus. Những cuộn giấy này được trưng bày tại Bảo tàng Anh, và truyền thuyết về nữ thần Nut được viết ở chương 122.
Còn ở bảo tàng cổ vật Cairo (Ai Cập) có bộ sưu tập về Ai Cập cổ đại lớn nhất thế giới. Đứng giữa gian phòng đầy những đồ vật vô giá như mặt nạ lấy từ xác ướp của vua Tutankhamun, những đồ tùy táng bằng vàng, Khaled nói: "Tôi đặc biệt quan tâm tới triều đại Pharaoh thứ 18. Đó là thời gian Cuốn sách người chết bắt dầu được sử dụng, và Thung lũng các ông hoàng bắt đầu hình thành". Đó cũng là triều đại đầu tiên kiến tạo Tân Vương Quốc, thời kỳ văn hóa Ai Cập cổ đại thăng hoa.
Mách bạn: Tour du lịch 7 ngày tới Ai Cập có giá khoảng 40 triệu. |
Vì vậy, thay vì xếp hàng để được chiêm ngưỡng Pharaoh Tutankhamun, chúng tôi đi tìm hiểu về Amenhotep IV - người đã tự đổi tên thành Akhenaten, thay thần Ra (thần mặt trời) bằng một vị thần mà chỉ ông mới nhìn thấy, đuổi 1.500 thầy tư tế và thường cho vẽ mình dưới hình dáng một người phụ nữ. Cùng với con trai là Tutankhamun và các vị vua Ai Cập thời đại Tân Vương Quốc ( 1.500 - 1.000 trước CN), ông không yên nghĩ vĩnh hằng trong kim tự tháp như các bậc tổ tiên thời đại Cổ Vương Quốc mà nằm trong những hầm mộ gần Luxor, tạo thành Thung lũng các ông hoàng. Một vài bức tường trong các hầm mộ này có vẽ các chương trong Cuốn sách người chết.
Dần dần, quá trình "dân chủ hóa" tước bỏ đặc quyền phục sinh hoặc sử dụng Cuốn sách người chết trong hầm mộ của các bậc quân vương Ai Cập. Những người dân giàu có cũng có thể xây lăng mộ và trang trí tường bằng lời nguyền trong Cuốn sách người chết.
Tranh khắc nữ thần Nut trong lăng mộ Horemheb ở Thung lũng các ông hoàng. |
Trở lại Cairo, tôi lại tới gặp nữ thần Nut. Nàng nằm đó, trong gương, vẫn mơ màng như thế. Nhưng lần này tôi đột nhiên nhìn thấy hình ảnh mới: những chiếc thuyền trong biển đêm, Nut bay trong ánh dương. Mọi thứ bỗng trở nên có ý nghĩa hơn với tôi. Mới chỉ 5.000 năm trôi qua...
Ảnh Thung lũng các ông hoàng:
Những bức tượng này cao 18 m, 3.300 năm tuổi. |
Hình vẽ trên tường trong mộ của Tuthmosis III, một trong những Pharaoh đầu tiên xây mộ tại Thung lũng các ông hoàng. |
Thung lũng các ông hoàng ẩn mình giữa các núi đá. Đến nay đã có 62 lăng mộ được khai quật. |
Lăng mộ của Ramses III không chỉ có tranh tường mà cả trần cũng là những tác phẩm nghệ thuật. |
Mộ vua Ay ở phía tây Luxor |
Những tuyệt tác trong đền Edfu. zing.vn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét