Tuấn Thảo
Bộ phim La source des femmes dựa vào một câu chuyện có thật (DR)
Chuyện phim diễn ra vào thời nay, ở một ngôi làng hẻo lánh trên tận miền núi mà người xem có thể đoán ra là ở vùng cao nguyên Maroc. Ở chốn ‘‘khỉ ho cò gáy’’, nơi mà đời sống tiện nghi hiện đại vẫn chưa đến tận vùng sâu vùng xa, những người đàn bà trong làng mỗi ngày phải lên núi gánh nước về cho gia đình. Tục lệ này đã có từ nghìn xưa, từ thời mà những người đàn ông phải đi xa để kiếm sống, mọi chuyện trong nhà đều do người đàn bà gánh vác đảm đang.
Ống kính của nhà đạo diễn đưa người xem đi theo từng bước chân của những người đàn bà trèo núi, đầu vấn khăn, vai đeo bình. Cho đến cái ngày mà một phụ nữ trong làng trượt chân té nhào trên đường xuống núi. Tai nạn khiến cho cô gái bị sẩy thai. Do không phải là lần đầu tiên, nên tình trạng này châm ngòi làm bùng nổ sự phẫn nộ nơi tất cả những người đàn bà trong làng đi gánh nước.
Chăn gối nguội lạnh, phòng the né tránh
Tất cả những gì sau đó đều bắt nguồn từ cảnh phim này. Nỗi bất mãn đối với những điều khó thể chấp nhận được nữa, trước mắt không biến ngay thành một cuộc đối đầu ra mặt giữa những bà vợ và các ông chồng, mà dần dà nhen nhúm để trở thành một phong trào phản kháng âm thầm nhưng không kém phần gay go dữ dội. Hai nhân vật chính là cô gái Leila và bà cụ Biyouna (Vieux Fusil) tìm cách thuyết phục những người đàn bà khác đóng cửa phòng the, tuyệt đối không có quan hệ chăn gối, chừng nào mà đấng mày râu không chịu thay đổi cái tục lệ buộc phụ nữ đi gánh nước.
Cuộc cách mạng nhung được tiến hành từ trong bóng tối, không cần vũ khí sức mạnh mà chỉ cần tới chăn nguội gối lạnh, phòng the né tránh. Không phải ngẫu nhiên mà ống kính của nhà đạo diễn tập trung vào các cảnh quay gọi là ‘‘khép kín thân mật’’. Trước mặt những người đàn ông, phụ nữ không được quyền phát biểu ý kiến, chỉ có ở trong phòng tắm tập thể, trong phòng ngủ cài then, trong những lúc làm bếp hay giặt giũ quần áo, người đàn bà mới nói lên được với nhau những suy nghĩ thầm kín nhất của họ.
Ưu điểm của bộ phim La source des femmes nằm ở trong cách dùng cả hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Hình tượng của nguồn nước là cách đối chiếu so sánh thân phận của người đàn bà. Các màn quay những không gian khép kín, các cuộc bàn thảo giữa phụ nữ với nhau cho thấy là lời nói của người đàn bà khó thể thoát ra khỏi thế giới nội tâm (innerspace) để bước ra ngoài (outerspace) để tìm một chỗ đứng trong xã hội.
Đạo diễn Radu Mihaileanu đôi khi dùng ẩn dụ nhân đôi, hay lồng ghép nhiều ẩn dụ lại với nhau : khi đề cập đến chuyện chăn gối phụ nữ dùng những hình tượng rất bóng bẩy (chẳng hạn như : bánh mì đút lò nướng). Điều đó đặt ra câu hỏi : nếu muốn giải quyết tận gốc rễ thì nên chăng nêu thẳng vấn đề : có như thế nào thì cứ nói như thế nấy, thay vì lòng vòng ví von.
Cuộc cách mạng nhung từ trong phòng ngủ
Trong cách dùng hoán dụ, nhà đạo diễn dùng chi tiết để phác họa tổng thể : hình tượng của ngôi làng miền núi đủ để nói lên thực tế của một xã hội mà nhìn chung vẫn còn có nhiều quan niệm khắt khe đối với phụ nữ. Bộ phim La source des femmes có lẽ sẽ hay hơn nữa nếu như nhà làm phim khoanh vùng vấn đề, đơn thuần tập trung vào một số góc độ thay vì muốn diễn đạt tất cả mà lại không thấu đáo trọn vẹn.
Sinh trưởng tại Rumani, đạo diễn Radu Mihaileanu năm nay 53 tuổi đã cùng với gia đình chạy trốn chế độ Ceaucescu và sang Israel định cư vào đầu những năm 1980. Ông sau đó sang Pháp du học, tốt nghiệp trường điện ảnh IDHEC rồi quyết định ở lại Pháp lập nghiệp. Tính đến nay, ông đã quay 5 bộ phim truyện, trong đó có La source des femmes tác phẩm mới nhất từng đi tranh giải Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes hồi tháng 5 năm 2011. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhân dịp ra mắt cuộn phim này, đạo diễn người Pháp gốc Rumani Radu Mihaileanu cho biết ý nghĩa của tác phẩm La source des femmes :
Tựa đề bộ phim La source des femmes có nhiều nghĩa khác nhau. Đầu tiên hết, hiểu theo nghĩa đen La source des femmes chỉ nguồn nước ở trên núi cao, nơi mà những người đàn bà phải lặn lội trèo lên để rồi gánh nước xuống đến tận ngôi làng. Con đường dẫn lên núi là một lộ trình đầy hiểm nguy, lượt đi vốn đã khó khăn, lượt về lại càng khổ nhọc hơn, vì mỗi người đàn bà phải gánh thêm trên vai hàng chục lít nước.
Còn hiểu theo nghĩa bóng La source des femmes ám chỉ việc tìm hiểu căn nguyên hay cội nguồn của vấn đề, để rồi từ đó mà có thể giải quyết tận gốc rễ. Ở trong phim chuyện đi gánh nước mỗi ngày chỉ là bề mặt của vấn đề. Đây là một ẩn dụ để nói lên sự chênh lệch trong quan hệ nam nữ. Do có quan niệm khác nhau, nên phái nam nhìn vấn đề này dưới một góc độ khác hẳn phái nữ.
Có nhiều khán giả bảo tôi rằng bộ phim này nói về sự đấu tranh đòi nữ quyền vì đằng sau chuyện gánh nước là cả một vấn đề về cách đối xử với nhau, về nếp sống gia đình cũng như lối suy nghĩ của người đàn ông về vai trò của phụ nữ. Về nội dung có thể là như thế, nhưng về hình thức, cuộc ‘‘đấu tranh’’ này diễn ra một cách nhẹ nhàng, bất bạo động. Sự thông minh của người đàn bà được thể hiện trong phim qua tính khôi hài và bản lĩnh của họ nằm ở trong sự khéo léo để đạt được điều mà họ muốn.
Ngụ ngôn thời nay, điển tích cổ đại
Chuyện phụ nữ đóng cửa phòng the, nhất quyết không có quan hệ chăn gối với chồng bắt nguồn từ một điển tích xa xưa. Cách đây 2500 năm, vào thời cổ đại Hy La, nhà thơ Hy Lạp Aristophane đã viết tác phẩm mang tựa đề Lysistrata (năm 411 trước công nguyên), kể lại câu chuyện của một nhóm phụ nữ (do nhân vật Lysistrata dẫn đầu) ngưng hẳn các quan hệ chăn gối để đòi các ông chồng phải ngưng binh đao chinh chiến.
Câu chuyện này đã gợi hứng sau đó cho nhiều phong trào phụ nữ đấu tranh đòi nữ quyền bằng hình thức bất bạo động, kể cả bà Leymah Gbowee, người Liberia từng đoạt giải Nobel Hoà bình. Còn theo lời đạo diễn Radu Mihaileanu, bộ phim của ông bắt nguồn từ một câu chuyện có thật từng diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tôi lúc nào cũng gợi hứng từ thực tế để thực hiện các bộ phim truyện. Kịch bản tác phẩm La source des femmes dựa trên một câu chuyện có thật. Câu chuyện diễn ra vào năm 2001 ở một ngôi làng trên miền cao nguyên Thổ Nhĩ Kỳ. Những người đàn bà sống trong ngôi làng này quyết định không có quan hệ chăn gối chừng nào các ông chồng không chịu đào bới, lắp đặt ống bơm để dẫn nước về làng. Sau nhiều tháng trời ‘‘đóng cửa phòng the’’, rốt cuộc các bà đã thuyết phục được các ông, sắn tay áo lên để lắp đặt ống nước.
Vào thời đó, sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của báo chí Pháp : tạp chí Elle và nhật báo Libération đều có làm phóng sự về đề tài này. Sau khi tham khảo thêm, thì tôi mới phát hiện ra rằng đây không phải là một trường hợp riêng lẽ vì ở nhiều nơi khác trên thế giới như Philippines, Colombia, Kenya hay Nigeria đều đã từng xẩy ra những câu chuyện tương tự. Mẫu số chung của những câu chuỵên này vẫn là để giải quyết vấn đề, cần có sự đối thoại.
Sự kiện xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là vào đầu những năm 2000 nhưng thật ra lại xưa như trái đất. Để đạt đến tầm mức phổ quát, tôi phải kể chuyện làm sao để cho nó gần giống với thực tế nhưng đồng thời đó không phải là một thực tế của thời nay mà lại là một câu chuyện thật, đã có từ ngàn xưa. Do vậy, mà tôi chọn hình thức ngụ ngôn, bởi vì nếu thật sự muốn diễn đạt một cách gần sát nhất thì nên chọn thể loại phim tài liệu. Trong phim, câu chuyện xẩy ra vào thời nay tại một nơi nào đó của vùng cao nguyên Bắc Phi, nhưng khung cảnh khép kín đến nổi người xem có cảm tưởng là câu chuyện này có thể diễn ra ở bất cứ ngôi làng hẻo lánh nào ở trên địa cầu.
Vì nguồn nước mà sinh ra mọi chuyện
Vì là một câu chuyện ngụ ngôn, cho nên khi quay bộ phim La source des femmes, đạo diễn Radu Mihaileanu triệt để khai thác thủ pháp ẩn dụ. Ẩn dụ đầu tiên dễ thấy hơn cả, nói về vai trò của người đàn bà ở trong gia đình, và mở rộng ra hơn nữa là vị trí của họ ở trong ngôi làng nói riêng và ở trong xã hội nói chung. Nhưng theo nhà đạo diễn này, ngoài cái tầng lớp đó còn có thêm một ẩn dụ thứ nhì tiềm tàng sâu xa hơn. Ông Radu Mihaileanu cho biết :
Đối với tôi, ẩn dụ đầu tiên đằng sau chuỵên lên núi gánh nước là người đàn bà đòi hỏi sự tôn trọng. Phụ nữ không yêu cầu người đàn ông phải làm thay thế họ, họ cũng chẳng cần người khác ‘‘lên tiếng ca ngợi’’ những gì họ đã làm cho chồng con, cho gia đình hay cho xã hội. Người đàn bà chỉ muốn người ngoài đánh giá đúng mức công việc và vai trò của họ : không hơn không kém. Ở trong phim, nguồn nước còn là ẩn dụ của tình thương, dẫn nước về làng thật ra chẳng khác gì đem lại tình thương giữa các đôi vợ chồng, hay giữa cha mẹ và con cái. Tình thương vợ chồng theo tôi ở đây bao gồm cả sự quý mến và tôn trọng lẫn nhau. Nó đòi hỏi sự gách vác san sẻ trong hạnh phúc cũng như trong hoạn nạn.
Ở trong bộ phim La source des femmes, tuy không nói rõ ra, nhưng ta có thể hiểu là đa số những người đàn ông sống trong ngôi làng bị thất nghiệp, hay bị đuổi việc do khủng hoảng kinh tế. Họ không còn kiếm được việc làm ở tỉnh thành để kiếm tiền về nuôi gia đình. Họ có thời gian nhàn rỗi không phải là do ý muốn mà là do hoàn cảnh đẩy đưa. Nhưng thay vì đỡ bớt một số gánh nặng trong gia đình, họ giữ nguyên cái quan niệm cố hữu : theo đó, chuyện trong nhà cứ để cho vợ lo, và họ không hiểu là tại sao người đàn bà trước kia thường cam chịu nay lại đòi hỏi phải có sự thay đổi. Điều đó không có nghĩa là họ không thương vợ, nhưng từ lúc còn nhỏ, những người đàn ông này không được dạy dỗ để có thể đối thoại khi có bất đồng.
Ẩn dụ của tình thương đi xa hơn nữa khi nó đụng chạm đến một vấn đề nhạy cảm hơn, vì câu chuyện xẩy ra trong một xứ sở theo đạo hồi. Nhưng theo tôi tôn giáo chỉ là một phần của vấn đề : ở những quốc gia khác như Philippines hay Colombia, đa số người dân theo đạo chúa nhưng cũng có vấn đề tương tự. Điều đó chủ yếu xuất phát từ những thành kiến hay quan niệm hạn hẹp về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Trong số 5 tác phẩm mà ông đã quay, đạo diễn Radu Mihaileanu từng ăn khách trước đây với tác phẩm Va vis et deviens (tạm dịch là Cho con cơ hội thành người) và Le concert (Buổi hòa nhạc). Điểm chung giữa các bộ phim này, là đạo diễn Mihaileanu thích quay bằng tiếng nước ngoài. Sau tiếng Do Thái, và tiếng Nga ông chọn quay bằng tiếng darija, một thổ ngữ miền cao nguyên Bắc Phi. Việc chọn bối cảnh của một đất nước hồi giáo giúp cho nội dung cuộn phim càng dật đến một tầm mức phổ quát hơn.
Trong phim có hai nhân vật chính : cô gái Leila tượng trưng cho tuổi trẻ muốn có một sự thay đổi trong quan hệ nam nữ. Còn bà cụ Biyouna (nhân vật Vieux Fusil) tiêu biểu cho các thế hệ phụ nữ đi trước, kinh nghiệm của những người đàn bà theo đạo hồi này được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Còn cô Leila do biết đọc biết biết viết nên có tư tưởng rộng mở hơn. Cả hai phụ nữ trẻ cũng như già hợp sức để khuyến khích những người đàn bà khác sống trong cùng ngôi làng tham gia vào phong trào đóng cửa phòng the. Mục tiêu của họ là thuyết phục những người đàn ông ngồi lại với nhau để tìm cách dàn xếp vấn đề.
Gọi là đấu tranh đòi nữ quyền nhưng theo quan niệm của tôi, thì một sự đối đầu giữa nam và nữ không có lợi cho cả hai phái. Họ phải bàn bạc với nhau để cùng tìm ra phương cách giải quyết vấn đề. Điều đó chỉ có thể xẩy ra khi phụ nữ được quyền phát biểu, được quyền ăn học, mở mang kiến thức. Bộ phim La source des femmes không minh họa cho sự đối chọi giữa một bên là truyền thống đạo hồi, và một bên là hiện đại, mà lại nhấn mạnh trên sự hoà thuận chung sống.
RFI
Ống kính của nhà đạo diễn đưa người xem đi theo từng bước chân của những người đàn bà trèo núi, đầu vấn khăn, vai đeo bình. Cho đến cái ngày mà một phụ nữ trong làng trượt chân té nhào trên đường xuống núi. Tai nạn khiến cho cô gái bị sẩy thai. Do không phải là lần đầu tiên, nên tình trạng này châm ngòi làm bùng nổ sự phẫn nộ nơi tất cả những người đàn bà trong làng đi gánh nước.
Chăn gối nguội lạnh, phòng the né tránh
Tất cả những gì sau đó đều bắt nguồn từ cảnh phim này. Nỗi bất mãn đối với những điều khó thể chấp nhận được nữa, trước mắt không biến ngay thành một cuộc đối đầu ra mặt giữa những bà vợ và các ông chồng, mà dần dà nhen nhúm để trở thành một phong trào phản kháng âm thầm nhưng không kém phần gay go dữ dội. Hai nhân vật chính là cô gái Leila và bà cụ Biyouna (Vieux Fusil) tìm cách thuyết phục những người đàn bà khác đóng cửa phòng the, tuyệt đối không có quan hệ chăn gối, chừng nào mà đấng mày râu không chịu thay đổi cái tục lệ buộc phụ nữ đi gánh nước.
Cuộc cách mạng nhung được tiến hành từ trong bóng tối, không cần vũ khí sức mạnh mà chỉ cần tới chăn nguội gối lạnh, phòng the né tránh. Không phải ngẫu nhiên mà ống kính của nhà đạo diễn tập trung vào các cảnh quay gọi là ‘‘khép kín thân mật’’. Trước mặt những người đàn ông, phụ nữ không được quyền phát biểu ý kiến, chỉ có ở trong phòng tắm tập thể, trong phòng ngủ cài then, trong những lúc làm bếp hay giặt giũ quần áo, người đàn bà mới nói lên được với nhau những suy nghĩ thầm kín nhất của họ.
Đạo diễn Radu Mihaileanu đôi khi dùng ẩn dụ nhân đôi, hay lồng ghép nhiều ẩn dụ lại với nhau : khi đề cập đến chuyện chăn gối phụ nữ dùng những hình tượng rất bóng bẩy (chẳng hạn như : bánh mì đút lò nướng). Điều đó đặt ra câu hỏi : nếu muốn giải quyết tận gốc rễ thì nên chăng nêu thẳng vấn đề : có như thế nào thì cứ nói như thế nấy, thay vì lòng vòng ví von.
Cuộc cách mạng nhung từ trong phòng ngủ
Trong cách dùng hoán dụ, nhà đạo diễn dùng chi tiết để phác họa tổng thể : hình tượng của ngôi làng miền núi đủ để nói lên thực tế của một xã hội mà nhìn chung vẫn còn có nhiều quan niệm khắt khe đối với phụ nữ. Bộ phim La source des femmes có lẽ sẽ hay hơn nữa nếu như nhà làm phim khoanh vùng vấn đề, đơn thuần tập trung vào một số góc độ thay vì muốn diễn đạt tất cả mà lại không thấu đáo trọn vẹn.
Sinh trưởng tại Rumani, đạo diễn Radu Mihaileanu năm nay 53 tuổi đã cùng với gia đình chạy trốn chế độ Ceaucescu và sang Israel định cư vào đầu những năm 1980. Ông sau đó sang Pháp du học, tốt nghiệp trường điện ảnh IDHEC rồi quyết định ở lại Pháp lập nghiệp. Tính đến nay, ông đã quay 5 bộ phim truyện, trong đó có La source des femmes tác phẩm mới nhất từng đi tranh giải Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes hồi tháng 5 năm 2011. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhân dịp ra mắt cuộn phim này, đạo diễn người Pháp gốc Rumani Radu Mihaileanu cho biết ý nghĩa của tác phẩm La source des femmes :
Tựa đề bộ phim La source des femmes có nhiều nghĩa khác nhau. Đầu tiên hết, hiểu theo nghĩa đen La source des femmes chỉ nguồn nước ở trên núi cao, nơi mà những người đàn bà phải lặn lội trèo lên để rồi gánh nước xuống đến tận ngôi làng. Con đường dẫn lên núi là một lộ trình đầy hiểm nguy, lượt đi vốn đã khó khăn, lượt về lại càng khổ nhọc hơn, vì mỗi người đàn bà phải gánh thêm trên vai hàng chục lít nước.
Còn hiểu theo nghĩa bóng La source des femmes ám chỉ việc tìm hiểu căn nguyên hay cội nguồn của vấn đề, để rồi từ đó mà có thể giải quyết tận gốc rễ. Ở trong phim chuyện đi gánh nước mỗi ngày chỉ là bề mặt của vấn đề. Đây là một ẩn dụ để nói lên sự chênh lệch trong quan hệ nam nữ. Do có quan niệm khác nhau, nên phái nam nhìn vấn đề này dưới một góc độ khác hẳn phái nữ.
Có nhiều khán giả bảo tôi rằng bộ phim này nói về sự đấu tranh đòi nữ quyền vì đằng sau chuyện gánh nước là cả một vấn đề về cách đối xử với nhau, về nếp sống gia đình cũng như lối suy nghĩ của người đàn ông về vai trò của phụ nữ. Về nội dung có thể là như thế, nhưng về hình thức, cuộc ‘‘đấu tranh’’ này diễn ra một cách nhẹ nhàng, bất bạo động. Sự thông minh của người đàn bà được thể hiện trong phim qua tính khôi hài và bản lĩnh của họ nằm ở trong sự khéo léo để đạt được điều mà họ muốn.
Ngụ ngôn thời nay, điển tích cổ đại
Chuyện phụ nữ đóng cửa phòng the, nhất quyết không có quan hệ chăn gối với chồng bắt nguồn từ một điển tích xa xưa. Cách đây 2500 năm, vào thời cổ đại Hy La, nhà thơ Hy Lạp Aristophane đã viết tác phẩm mang tựa đề Lysistrata (năm 411 trước công nguyên), kể lại câu chuyện của một nhóm phụ nữ (do nhân vật Lysistrata dẫn đầu) ngưng hẳn các quan hệ chăn gối để đòi các ông chồng phải ngưng binh đao chinh chiến.
Câu chuyện này đã gợi hứng sau đó cho nhiều phong trào phụ nữ đấu tranh đòi nữ quyền bằng hình thức bất bạo động, kể cả bà Leymah Gbowee, người Liberia từng đoạt giải Nobel Hoà bình. Còn theo lời đạo diễn Radu Mihaileanu, bộ phim của ông bắt nguồn từ một câu chuyện có thật từng diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tôi lúc nào cũng gợi hứng từ thực tế để thực hiện các bộ phim truyện. Kịch bản tác phẩm La source des femmes dựa trên một câu chuyện có thật. Câu chuyện diễn ra vào năm 2001 ở một ngôi làng trên miền cao nguyên Thổ Nhĩ Kỳ. Những người đàn bà sống trong ngôi làng này quyết định không có quan hệ chăn gối chừng nào các ông chồng không chịu đào bới, lắp đặt ống bơm để dẫn nước về làng. Sau nhiều tháng trời ‘‘đóng cửa phòng the’’, rốt cuộc các bà đã thuyết phục được các ông, sắn tay áo lên để lắp đặt ống nước.
Vào thời đó, sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của báo chí Pháp : tạp chí Elle và nhật báo Libération đều có làm phóng sự về đề tài này. Sau khi tham khảo thêm, thì tôi mới phát hiện ra rằng đây không phải là một trường hợp riêng lẽ vì ở nhiều nơi khác trên thế giới như Philippines, Colombia, Kenya hay Nigeria đều đã từng xẩy ra những câu chuyện tương tự. Mẫu số chung của những câu chuỵên này vẫn là để giải quyết vấn đề, cần có sự đối thoại.
Sự kiện xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là vào đầu những năm 2000 nhưng thật ra lại xưa như trái đất. Để đạt đến tầm mức phổ quát, tôi phải kể chuyện làm sao để cho nó gần giống với thực tế nhưng đồng thời đó không phải là một thực tế của thời nay mà lại là một câu chuyện thật, đã có từ ngàn xưa. Do vậy, mà tôi chọn hình thức ngụ ngôn, bởi vì nếu thật sự muốn diễn đạt một cách gần sát nhất thì nên chọn thể loại phim tài liệu. Trong phim, câu chuyện xẩy ra vào thời nay tại một nơi nào đó của vùng cao nguyên Bắc Phi, nhưng khung cảnh khép kín đến nổi người xem có cảm tưởng là câu chuyện này có thể diễn ra ở bất cứ ngôi làng hẻo lánh nào ở trên địa cầu.
Vì nguồn nước mà sinh ra mọi chuyện
Vì là một câu chuyện ngụ ngôn, cho nên khi quay bộ phim La source des femmes, đạo diễn Radu Mihaileanu triệt để khai thác thủ pháp ẩn dụ. Ẩn dụ đầu tiên dễ thấy hơn cả, nói về vai trò của người đàn bà ở trong gia đình, và mở rộng ra hơn nữa là vị trí của họ ở trong ngôi làng nói riêng và ở trong xã hội nói chung. Nhưng theo nhà đạo diễn này, ngoài cái tầng lớp đó còn có thêm một ẩn dụ thứ nhì tiềm tàng sâu xa hơn. Ông Radu Mihaileanu cho biết :
Đối với tôi, ẩn dụ đầu tiên đằng sau chuỵên lên núi gánh nước là người đàn bà đòi hỏi sự tôn trọng. Phụ nữ không yêu cầu người đàn ông phải làm thay thế họ, họ cũng chẳng cần người khác ‘‘lên tiếng ca ngợi’’ những gì họ đã làm cho chồng con, cho gia đình hay cho xã hội. Người đàn bà chỉ muốn người ngoài đánh giá đúng mức công việc và vai trò của họ : không hơn không kém. Ở trong phim, nguồn nước còn là ẩn dụ của tình thương, dẫn nước về làng thật ra chẳng khác gì đem lại tình thương giữa các đôi vợ chồng, hay giữa cha mẹ và con cái. Tình thương vợ chồng theo tôi ở đây bao gồm cả sự quý mến và tôn trọng lẫn nhau. Nó đòi hỏi sự gách vác san sẻ trong hạnh phúc cũng như trong hoạn nạn.
Ở trong bộ phim La source des femmes, tuy không nói rõ ra, nhưng ta có thể hiểu là đa số những người đàn ông sống trong ngôi làng bị thất nghiệp, hay bị đuổi việc do khủng hoảng kinh tế. Họ không còn kiếm được việc làm ở tỉnh thành để kiếm tiền về nuôi gia đình. Họ có thời gian nhàn rỗi không phải là do ý muốn mà là do hoàn cảnh đẩy đưa. Nhưng thay vì đỡ bớt một số gánh nặng trong gia đình, họ giữ nguyên cái quan niệm cố hữu : theo đó, chuyện trong nhà cứ để cho vợ lo, và họ không hiểu là tại sao người đàn bà trước kia thường cam chịu nay lại đòi hỏi phải có sự thay đổi. Điều đó không có nghĩa là họ không thương vợ, nhưng từ lúc còn nhỏ, những người đàn ông này không được dạy dỗ để có thể đối thoại khi có bất đồng.
Ẩn dụ của tình thương đi xa hơn nữa khi nó đụng chạm đến một vấn đề nhạy cảm hơn, vì câu chuyện xẩy ra trong một xứ sở theo đạo hồi. Nhưng theo tôi tôn giáo chỉ là một phần của vấn đề : ở những quốc gia khác như Philippines hay Colombia, đa số người dân theo đạo chúa nhưng cũng có vấn đề tương tự. Điều đó chủ yếu xuất phát từ những thành kiến hay quan niệm hạn hẹp về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Trong số 5 tác phẩm mà ông đã quay, đạo diễn Radu Mihaileanu từng ăn khách trước đây với tác phẩm Va vis et deviens (tạm dịch là Cho con cơ hội thành người) và Le concert (Buổi hòa nhạc). Điểm chung giữa các bộ phim này, là đạo diễn Mihaileanu thích quay bằng tiếng nước ngoài. Sau tiếng Do Thái, và tiếng Nga ông chọn quay bằng tiếng darija, một thổ ngữ miền cao nguyên Bắc Phi. Việc chọn bối cảnh của một đất nước hồi giáo giúp cho nội dung cuộn phim càng dật đến một tầm mức phổ quát hơn.
Trong phim có hai nhân vật chính : cô gái Leila tượng trưng cho tuổi trẻ muốn có một sự thay đổi trong quan hệ nam nữ. Còn bà cụ Biyouna (nhân vật Vieux Fusil) tiêu biểu cho các thế hệ phụ nữ đi trước, kinh nghiệm của những người đàn bà theo đạo hồi này được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Còn cô Leila do biết đọc biết biết viết nên có tư tưởng rộng mở hơn. Cả hai phụ nữ trẻ cũng như già hợp sức để khuyến khích những người đàn bà khác sống trong cùng ngôi làng tham gia vào phong trào đóng cửa phòng the. Mục tiêu của họ là thuyết phục những người đàn ông ngồi lại với nhau để tìm cách dàn xếp vấn đề.
Gọi là đấu tranh đòi nữ quyền nhưng theo quan niệm của tôi, thì một sự đối đầu giữa nam và nữ không có lợi cho cả hai phái. Họ phải bàn bạc với nhau để cùng tìm ra phương cách giải quyết vấn đề. Điều đó chỉ có thể xẩy ra khi phụ nữ được quyền phát biểu, được quyền ăn học, mở mang kiến thức. Bộ phim La source des femmes không minh họa cho sự đối chọi giữa một bên là truyền thống đạo hồi, và một bên là hiện đại, mà lại nhấn mạnh trên sự hoà thuận chung sống.
RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét