Huỳnh Văn Mỹ
Hơn 200 năm đã qua, tiếng vọng của vương triều Tây Sơn vẫn còn hiển hiện nơi mảnh đất đã sản sinh ra những bậc anh hùng cái thế, đặc biệt là tiếng vọng của cuộc khởi nghĩa được xem là vĩ đại nhất của những người áo vải chân trần
Hơn 200 năm đã qua, tiếng vọng của vương triều Tây Sơn vẫn còn hiển hiện nơi mảnh đất đã sản sinh ra những bậc anh hùng cái thế, đặc biệt là tiếng vọng của cuộc khởi nghĩa được xem là vĩ đại nhất của những người áo vải chân trần
. Vương triều Tây Sơn - với những chiến công lẫm liệt của Tây Sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ) - quá ngắn ngủi, lại còn bị sự trả thù của triều Nguyễn và sự bào mòn của thời gian, mọi dấu tích giờ đây còn lại những gì?
Một phần Tử cấm thành được phát lộ qua khai quật
Những ngày cuối tháng 9-2007, người dân xã Nhơn Hậu (An Nhơn, tỉnh Bình Định) rộn lên với việc đàn Nam Giao - nơi tế cáo đất trời cùng tổ tiên dân tộc, nằm trong thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn - vừa được phát hiện. Nhưng sau mừng vui là nỗi đau xót của bà con: cả một khu đất rộng nằm sát chân đàn Nam Giao đã bị chính quyền địa phương bán cho tư nhân đào lấy đất sâu như một lòng chảo lớn, mặc dù nơi đây đã được công bố từ lâu là khu vực di tích thành Hoàng Đế.
Trang trọng và hoang tàn
Trang vàng của thành Hoàng Đế - kinh đô đầu tiên của nhà Tây Sơn (khởi công xây dựng năm 1775) - khép lại đã 200 năm như được thu lại ngắn hơn khi di tích đàn Nam Giao được phát hiện. "Biết cũng chẳng có gì ngoài một ít gạch đá được đào lên nơi ngọn đồi quen thuộc, vậy mà bà con ai cũng cố đến xem cho được" - anh Trần Đức Tâm, nhân viên bảo vệ thành Hoàng Đế, nói. Cách trung tâm thành Hoàng Đế chừng hơn 1km về hướng tây, đàn Nam Giao của nhà Tây Sơn nằm trên đỉnh đồi cao 20m có tên là gò Chùa, rộng chừng 1.500m2, rất bằng phẳng. Cuộc khai quật di tích thành Hoàng Đế vừa được Viện Khảo cổ học VN phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định thực hiện giữa tháng 9-2007 đã làm lộ ra một phần hai móng trong - ngoài của đàn với gạch và một ít đá ong, nhưng trên mặt đồi thì đầy những mảnh gạch ngói vụn để lại từ lâu đời.
Tiến sĩ Lê Đình Phụng - Viện Khảo cổ học VN, trưởng đoàn khai quật di tích thành Hoàng Đế lần này - cho rằng đàn Nam Giao chính là nơi biểu hiện quyền lực tinh thần của vương triều trước trời đất và lịch sử dân tộc, bởi vậy người dân trong vùng đã rất hân hoan trước di tích mới được phát hiện này. "Qua chỗ miếu hoang mình còn phải cúi đầu, huống chi cái chỗ đất thiêng liêng thế này" - ông Lê Xuân Ba, 80 tuổi, một ông lão có học thức của làng Nam Tân, nơi có thành Hoàng Đế, nói.
Nhưng sau hân hoan là... chua xót. Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi phải lội qua cả một vùng đất mênh mông nằm bên trong bờ thành ngoại của thành Hoàng Đế bị đào lấy đất sâu gần 2m, áp đến sát chân móng ngoài của đàn Nam Giao. Chân đồi bị đào sâu, đàn Nam Giao còn lại trông như đứng trên bờ vực, trơ trọi, chực sụp xuống.
Trang vàng của thành Hoàng Đế - kinh đô đầu tiên của nhà Tây Sơn (khởi công xây dựng năm 1775) - khép lại đã 200 năm như được thu lại ngắn hơn khi di tích đàn Nam Giao được phát hiện. "Biết cũng chẳng có gì ngoài một ít gạch đá được đào lên nơi ngọn đồi quen thuộc, vậy mà bà con ai cũng cố đến xem cho được" - anh Trần Đức Tâm, nhân viên bảo vệ thành Hoàng Đế, nói. Cách trung tâm thành Hoàng Đế chừng hơn 1km về hướng tây, đàn Nam Giao của nhà Tây Sơn nằm trên đỉnh đồi cao 20m có tên là gò Chùa, rộng chừng 1.500m2, rất bằng phẳng. Cuộc khai quật di tích thành Hoàng Đế vừa được Viện Khảo cổ học VN phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định thực hiện giữa tháng 9-2007 đã làm lộ ra một phần hai móng trong - ngoài của đàn với gạch và một ít đá ong, nhưng trên mặt đồi thì đầy những mảnh gạch ngói vụn để lại từ lâu đời.
Tiến sĩ Lê Đình Phụng - Viện Khảo cổ học VN, trưởng đoàn khai quật di tích thành Hoàng Đế lần này - cho rằng đàn Nam Giao chính là nơi biểu hiện quyền lực tinh thần của vương triều trước trời đất và lịch sử dân tộc, bởi vậy người dân trong vùng đã rất hân hoan trước di tích mới được phát hiện này. "Qua chỗ miếu hoang mình còn phải cúi đầu, huống chi cái chỗ đất thiêng liêng thế này" - ông Lê Xuân Ba, 80 tuổi, một ông lão có học thức của làng Nam Tân, nơi có thành Hoàng Đế, nói.
Nhưng sau hân hoan là... chua xót. Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi phải lội qua cả một vùng đất mênh mông nằm bên trong bờ thành ngoại của thành Hoàng Đế bị đào lấy đất sâu gần 2m, áp đến sát chân móng ngoài của đàn Nam Giao. Chân đồi bị đào sâu, đàn Nam Giao còn lại trông như đứng trên bờ vực, trơ trọi, chực sụp xuống.
Bi tráng tử cấm thành
Một phần Tử cấm thành được phát lộ qua khai quật
Di tích còn rõ nhất của thành Hoàng Đế là tử cấm thành - bức tường thành trong cùng (sau thành ngoại, thành nội) - chu vi khoảng 600m, được xây rất kiên cố và bề thế để canh giữ cẩn mật nội điện, dinh sở, nội cung (vốn nằm bên trong tử cấm thành; đã bị phá tan) của triều đình.
Cuộc khai quật hai điểm nội cung ở bên trong và ngoài tử cấm thành của thành Hoàng Đế diễn ra cùng lúc với cuộc khai quật đàn Nam Giao, kết thúc chưa đầy một tuần khi chúng tôi đến. Khi tất cả đã bị vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) cho san thành bình địa sau khi lên ngôi (1802), những phát hiện cũng chỉ là những móng nền với gạch đá. Kề bên nội điện là dấu vết còn lại của một hồ bán nguyệt và một hòn giả sơn, cả hai đều rất giản đơn, bé nhỏ.
Tử cấm thành mới được khai quật giữa năm 2006. Các nhà khảo cổ học cho rằng có thể nó còn kéo dài ra phía bắc, trùm lên nền của một hậu cung vừa mới được khai quật. Được xây bằng loại đá ong khổ lớn và đắp đất bên ngoài nhưng tử cấm thành vẫn có một số đoạn bị sụp đổ. Nhưng không vì thế mà phai mờ với hậu thế những gì triều đại Tây Sơn đã làm được cho dân tộc. Những người cao niên ở làng nhớ khá nhiều về lịch sử Tây Sơn. Ông Lê Xuân Ba và nhiều cụ già ở làng Nam Tân nhắc lại với chúng tôi những chiến thắng mà những đoàn quân xuất phát từ kinh đô này đã mang lại được: đánh tan đại quân của quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh ở phía Nam vào năm 1784; dẹp yên quân của chúa Trịnh ở phía Bắc để trả quyền lại cho vua Lê vào năm 1786; tạo đà cho chiến thắng quân Thanh vào năm 1789. Nhưng họ lại không muốn nhắc lại đoạn bi thảm của kinh thành.
Cuộc khai quật hai điểm nội cung ở bên trong và ngoài tử cấm thành của thành Hoàng Đế diễn ra cùng lúc với cuộc khai quật đàn Nam Giao, kết thúc chưa đầy một tuần khi chúng tôi đến. Khi tất cả đã bị vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) cho san thành bình địa sau khi lên ngôi (1802), những phát hiện cũng chỉ là những móng nền với gạch đá. Kề bên nội điện là dấu vết còn lại của một hồ bán nguyệt và một hòn giả sơn, cả hai đều rất giản đơn, bé nhỏ.
Tử cấm thành mới được khai quật giữa năm 2006. Các nhà khảo cổ học cho rằng có thể nó còn kéo dài ra phía bắc, trùm lên nền của một hậu cung vừa mới được khai quật. Được xây bằng loại đá ong khổ lớn và đắp đất bên ngoài nhưng tử cấm thành vẫn có một số đoạn bị sụp đổ. Nhưng không vì thế mà phai mờ với hậu thế những gì triều đại Tây Sơn đã làm được cho dân tộc. Những người cao niên ở làng nhớ khá nhiều về lịch sử Tây Sơn. Ông Lê Xuân Ba và nhiều cụ già ở làng Nam Tân nhắc lại với chúng tôi những chiến thắng mà những đoàn quân xuất phát từ kinh đô này đã mang lại được: đánh tan đại quân của quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh ở phía Nam vào năm 1784; dẹp yên quân của chúa Trịnh ở phía Bắc để trả quyền lại cho vua Lê vào năm 1786; tạo đà cho chiến thắng quân Thanh vào năm 1789. Nhưng họ lại không muốn nhắc lại đoạn bi thảm của kinh thành.
Khu đất rộng nằm sát chân đàn Nam Giao đã bị đào lấy đất
Chúng tôi lội quanh gần 2km bờ thành ngoại phía nam. Tuy bị sạt lở nhưng bờ thành trông vẫn như một con đê to lớn, nhiều nơi lộ ra phần đá ong kè chắn rất kiên cố. Nhà cửa vẫn vây quanh trong - ngoài thành cổ, bên những lối đi ngang dọc, yên ả, tươi vui. Nhìn những cọc trụ đánh mốc khu vực thành cổ vừa mới được ngành chức năng cắm dày quanh bờ nam thành ngoại, nhiều người vẫn lo lắng cho di tích. "Mong sao sớm có ngày thành Hoàng Đế được tu sửa lại. Dân mình làm ăn dù có khá lên nhưng di tích không gìn giữ, không tu sửa lại thì cũng không vui trọn được" - ông Mai Bảy, người dân thôn Nam Tân, bày tỏ.
edu.go.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét