Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

8 thg 11, 2011

Những Chuyến Đi
Chỉ Có Đàn Ông Mới Làm Được

Pha Lê





LONDON - Để đánh dấu 100 năm ngày thuyền trưởng Robert Falcon Scott viễn du khám phá Nam Cực, Hoàng gia Anh lần đâu tiên tập hợp lại các bức ảnh do các nhiếp ảnh gia chính quy (từng đi cùng thuyền trưởng Scott trên tàu Terra Nova từ năm 1910 đến 1913) chụp và sau đó dâng lên vua George đệ Ngũ. Những bức ảnh này được triển lãm ở The Queen's Gallery từ ngày 21. 10. 2011 đến 15. 4. 2012. Trong hình: Thuyền trưởng Scott.






Triển lãm có tên "The Heart of the great alone" ghi lại điều kiện sống khắc nghiệt mà thủy thủ đoàn phải trải qua, cũng như phong cảnh đầy kịch tính của Nam Cực lạnh giá. Điều đáng chú ý là có rất nhiều hình chụp các con thú mà thủy thủ đoàn đem theo, cún có mà ngựa cũng có. Chúng là một phần quan trọng của cuộc viễn chinh. Trong ảnh: ông Lawrence Ostes và đàn ngựa giống Siberia. Chú cún Vida đang nằm ở góc trái; thuyền trưởng Scott kể về Vida trong nhật ký "Nó giở chứng vì bộ lông của nó không đủ dày... và ... tôi thường xuyên phải mát-xa cho nó. Hành động này mới đầu không được Vida tin tưởng nên thường đi kèm những tiếng gầm gừ. Nhưng dần dà Vida bắt đầu thích sự ấm áp mà việc mát-xa đem lại".




Trên tàu Terra Nova còn nhiều chú cún khác nữa, tỷ như chú Chris, trong tấm hình "Chris nghe nhạc Gramophone" này, chụp tại Nam Cực vào khoảng tháng 1. 1911.




Ngoài cuộc viễn du của thuyền trưởng Scott trên tàu Terra Nova, buổi triển lãm còn trưng bày hình ảnh của chuyến viễn du (cũng đến Nam Cực) do thuyền trưởng Ernest Shackleton chỉ huy, trên con tàu Endurance, từ năm 1914 đến 1916.

Sau vài tháng sống trong mấy chiếc lều dựng tạm bợ, đoàn thủy thủ dùng những con tàu cứu hộ để đến hòn đảo Elephant không người. Từ đó, thuyền trưởng Shackleton và 5 thủy thủ quyết định lên tàu cứu hộ nhỏ Jame Caird, vượt 1,300 km để đến Nam Georgia (lãnh thổ thuộc quyền của Anh Quốc, như kiểu thuộc địa) tìm đường sống. Chuyến đi thành công, và Shackleton quay lại đảo Elephant với lính cứu hộ, đem 28 thủy thủ của mình về quê hương an toàn. Trong ảnh: Các thủy thủ kéo tàu James Caird trên tuyết, tìm điểm ra khơi cho thuyền trưởng Shackleton và 5 thủy thủ khác, với hy vọng là họ sẽ đến được Nam Georiga để tìm người giúp đỡ.



CHICAGO - Sau cuộc viễn du nghiên cứu Nam Cực là cuộc viễn du nghiên cứu Tây Mỹ của nhà địa lý Clarence King (1867 - 1872). Đây không phải là cuộc đi đầu tiên do chính phủ Mỹ khởi xướng, nhưng là cuộc thám hiểm đầu tiên mà chính phủ Mỹ cho phép một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đi theo. Người đó chính là Timothy H. O'Sullivan (1840 - 1882). Ông chụp hơn 450 hình về vùng đất mà (hồi đó) vẫn chứa nhiều bí ẩn. Bộ ảnh Tây Mỹ này được Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins đem đi triển lãm với tên "Timothy H. O'Sullivan: The king of survey photographs" (Timothy H. O'Sullivan: ông vua của nhiếp ảnh nghiên cứu). Triển lãm kéo dài từ 22. 10. 2011 đến 22. 1. 2012. Trong hình: tác phẩm "Phía Tây Nam của hồ Pyramid".




Timothy lớn lên tại thành phố New York, Mỹ, vào những năm 1800. Ông bắt đầu say mê nhiếp ảnh khi bước vào tuổi thiếu niên, ông được huấn luyện tại studio của nhiếp ảnh gia Mathew Brady và sau đó làm việc tại công ty của Alexander Gardner. Thành công đến khi ông được giao nhiệm vụ chụp cuộc nội chiến của nước Mỹ, cung cấp cho cuốn sách ảnh của Gardner đến 44 tấm hình về đề tài này. Thấy ông làm việc tốt trong môi trường khó khăn, hiểm nghèo, chính phủ Mỹ quyết định cho ông nhập đoàn thám hiểm của Clarence để chụp ảnh. Trong hình: tác phẩm "Sông Móng Ngựa", 1872, do Timothy chụp.



Ngoài Timothy, cuộc thám hiểm này còn vô số các chuyên gia địa hình, nhà thực vật học, động vật học tham gia. Trong ảnh: tác phẩm "Bức tường Canon de Chelle của dãy Grand Canon", 1873, do Timothy chụp.



Hiện giờ, vùng Tây Mỹ mà Timothy chụp này đã trở thành 4 bang: Nevada, Utah, Colorado, và Wyoming. Trong ảnh: tác phẩm "Con sông ở hẻm núi Conejos", hiện nay thuộc bang Colorado, do Timothy chụp vào năm 1874.


soi.com.vn

Không có nhận xét nào: