NLB
Pháo đài Agra tọa lạc tại Agra, Ấn Độ. Pháo đài này còn được gọi là Lal Qila, Fort Rouge và Pháo đài đỏ của Agra. Pháo đài này cách Taj Mahal 2,5 km về phía tây bắc Ấn Độ. Pháo đài này có thể xem như một chấn phòng thủ ở Agra.
Pháo đài Agra tọa lạc tại Agra, Ấn Độ. Pháo đài này còn được gọi là Lal Qila, Fort Rouge và Pháo đài đỏ của Agra. Pháo đài này cách Taj Mahal 2,5 km về phía tây bắc Ấn Độ. Pháo đài này có thể xem như một chấn phòng thủ ở Agra.
Lịch sử công nhận, Năm 1983 (Kỳ họp thứ 7), được UNESCO phân loại chính thức vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Pháo đài Agra
Theo nhiều dự đoán, pháo đài bị triều Mughal chiếm từ triều Lodi cuối thế kỷ 16 bởi Akbar vĩ đại. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông đã dời đô của đế chế mình từ Delhi đến Agra. Nhờ sự dời đô này mà Agra đã trở nên thịnh vượng. Akbar cho xây pháo đài bằng đá cát đỏ và cẩm thạch trắng làm trang trí.
Cổng Amar Singh, một trong những cổng vào Agra's Red Fort.
Nhưng phải đến thời kỳ trị vì của cháu Akbar là Shah Jahan thì khu vực này mới có hình dạng như ngày nay. Shah Jahan xây đền Taj Mahal cho vợ. Không giống như ông của mình, Shah Jahan thì thích xây bằng đá cẩm thạch, dát bằng vàng hoặc đá bán quý.
Ông đã cho phá hủy một số công trình bên trong để xây lại theo ý mình. Vào lúc cuối đời, Shah Jahan bị con trai là Aurangzeb tống giam vào tù bên trong pháo đài một hình phạt có lẽ không khắc nghiệt lắm vì pháo đài này rất xa hoa. Người ta đồn rằng Shah Jahan qua đời ở Muasamman Burj, một ngôi tháp với các ban-công bằng cẩm thạch với tầm nhìn tuyệt vời ra Taj Mahal.
Ông đã cho phá hủy một số công trình bên trong để xây lại theo ý mình. Vào lúc cuối đời, Shah Jahan bị con trai là Aurangzeb tống giam vào tù bên trong pháo đài một hình phạt có lẽ không khắc nghiệt lắm vì pháo đài này rất xa hoa. Người ta đồn rằng Shah Jahan qua đời ở Muasamman Burj, một ngôi tháp với các ban-công bằng cẩm thạch với tầm nhìn tuyệt vời ra Taj Mahal.
Cổng thứ 3 của pháo đài
Pháo đài này cũng là chiến trường trong Cuộc khởi nghĩa Ấn Độ năm 1857, chấm dứt sự cai trị của Công ty Đông Ấn Anh ở Ấn Độ và dẫn đến sự cai trị trực tiếp Ấn Độ trong một thế kỷ bởi Vương quốc Anh.
camnangdulich.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét