Pha Lê dịch
Với một số người sống ở Maputo – thủ đô của nước Mozambique (Châu Phi) thì sống nhờ đống rác thải là cách duy nhất để tồn tại.
Jose Ferreira – phóng viên của nước Bồ Đào Nha, lặn lội đến bãi rác Huléne ở Maputo (bãi rác này nằm khá gần sân bay của thành phố), để chụp lại sự thật phũ phàng mà những ai đang sống ở “xứ rác” phải đối mặt.
Với một số người sống ở Maputo – thủ đô của nước Mozambique (Châu Phi) thì sống nhờ đống rác thải là cách duy nhất để tồn tại.
Jose Ferreira – phóng viên của nước Bồ Đào Nha, lặn lội đến bãi rác Huléne ở Maputo (bãi rác này nằm khá gần sân bay của thành phố), để chụp lại sự thật phũ phàng mà những ai đang sống ở “xứ rác” phải đối mặt.
Jose nói, điều anh ấn tượng nhất là: anh gặp được những “người tốt nhất” mà anh từng có cơ hộp gặp tại bãi rác này, dù cuộc sống của họ rất khó khăn. “Dù hoàn cảnh sống có thế nào đi nữa, họ luôn cho người khác thấy được tấm lòng, niềm vui, và sự hiếu khách của mình,” anh nói. “Những điểm tốt này thật sự không dễ tìm và không phải chỗ nào trên thế giới cũng có.”
Jose giải thích rằng anh gặp được hai dạng ở xứ rác: người vô gia cư và “người nhặt rác.”
“Rất nhiều người sống ở đấy tồn tại nhờ rác, một số tìm thức ăn, một số tìm vật liệu tái chế để bán cho các nhà máy,” anh nói. “Số tiền thu được từ việc bán rác tái chế không đủ sống nhưng có còn hơn không, và họ luôn quay lại bãi rác để nhặt đồ về bán tiếp,” Jose giải thích thêm.
Không ai biết chính xác số người sống ở bãi Huléne là bao nhiêu. Một vài bản báo cáo viết rằng số lượng xấp xỉ 700. Bãi rác này rộng khoảng 170 ngàn mét vuông, nằm cạnh một khu dân cư đông đúc. Huléne là bãi rác gia dụng chính quy duy nhất của Maputo, thành phố với hơn 1 triệu dân (vẫn ít chán so với Hà Nội nhỉ? Không biết rác thành phố mình thải ra đâu?).
Đống hổ lốn ở bãi rác có thể cao đến 15 mét, theo bản báo cáo của hội đồng thành phố Maputo. Một trong những tấm hình của Jose cho chúng ta thấy cảnh người dân chạy theo chiếc xe rác mới vừa được chở tới. “Lúc xe vừa đổ rác xuống, họ nhảy lên đống hổ lốn đó, và bạn có thể tìm thấy đủ thứ trong lúc bới rác, từ thức ăn, đồ tái chế, xác động vật, và thậm chí cả xác trẻ em mới sinh,” Jose thuật lại.
Jose nói anh thích các tấm ảnh của mình như nhau và không có tấm nào là tấm “thích nhất”. Nhưng có một cảnh, theo anh, là rất khó chụp. “Thật khó khi phải chứng kiến cảnh hai người phụ nữ đang ăn một cái đầu chó, cái đầu đã thối rữa và thịt vẫn còn sống nhăn, chưa được nấu chín.” Xứ rác này đã bị đánh dấu đề nghị đóng cửa, nhưng hiện giờ thì nó vẫn hoạt động bình thường.
Sau khoảng thời gian chụp ảnh ở Huléne, Jose nói sai lầm lớn nhất là việc nghĩ rằng những người bị buộc phải bới đồ thải của người khác để sống là những người chai mặt, không có gì để mất, không có thì giờ để cảm thấy xấu hổ. “Sự xấu hổ của họ có lý hơn bao sự xấu hổ khác, vì phần lớn những người này không có lựa chọn nào ngoài việc phải sống ở đây,” anh nói. “Nhiều người trong số họ đã thấy được cảnh sung túc của ‘phía bên kia’, và mơ ước mình cũng được như vậy, mỗi ngày họ đều hi vọng rằng mình sẽ có một cuộc đời tốt đẹp hơn.“
Còn bản thân Jose, trải nghiệm này đã giúp anh trân trọng cuộc sống của mình hơn. “Cuộc sống mà chúng ta phí phạm mỗi ngày -vì cứ luôn muốn mình phải ‘được hơn’ nữa, hoặc cứ không hài lòng với những gì mình có – là cuộc sống mà bao người đang mơ ước.”
Các tấm ảnh khác trong bộ ảnh xứ rác Huléne:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét