Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

14 thg 10, 2011

Phát Hiện Một Bức Họa Mới Của LEONARD DE VINCI


Anh Vũ

Chân dung nhìn nghiêng của Công chúa là bức vẽ thứ 13 của Léonard de Vinci (Wikipédia)
Chân dung nhìn nghiêng của Công chúa là bức vẽ thứ 13 của Léonard de Vinci (Wikipédia)



Nhật báo Le Figaro loan tải một thông tin gây xôn xao giới nghệ thuật hội họa. Một bức tranh lâu nay vẫn được xác định được vẽ hồi thế kỷ 19, thực ra là tác phẩm của danh họa Léonard de Vinci. Được bán năm 1999 với giá hơn 21.000 đô la, với phát hiện mới này, giá của bức tranh có thể tăng 5 nghìn lần.

Để xác định độ xác thực của tấm tranh, các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị camera tối tân nhất.Chủ nhân của bức tranh này, một nhà sưu tập người Canada, ông Peter Silverman hẳn sẽ là người lãi nhất. Năm 1998, ông đã phát hiện thấy trên thị trường có một bức họa trên giấy da dê khổ 33x24 mang tiêu đề « thiếu nữ trong trang phục thời Phục hưng », mô tả chân dung nhìn nghiêng của một cô gái tóc vàng.

Được nhà bán đấu giá Chistie’s rao bán tại New York. Bức vẽ này được chú thích là tác phẩm của « một tác giả Đức, hồi đầu thế kỷ XIX ». Nhà sưu tập người Canada muốn mua bức vẽ đó nhưng không thành. Bà Kate Ganz một nhà buôn tranh nghệ thuật của New York đã mua được nó với giá 21850 đô la.
Chín năm sau đó, vì không thấy có khách hàng nào hỏi đến bức tranh, bà Kate Ganz đã nhượng lại cho nhà sưu tập người Canada với giá không lấy lãi. Ông Peter Silverman đã linh cảm bức vẽ này có thể được vẽ từ thời Phục Hưng ở Ý và nghĩ biết đâu nó lại chính là tác phẩm của danh họa Leonarrd de Vinci.
Để làm sáng tỏ những thắc mắc của mình, năm 2007, nhà sưu tập đã tới trụ sở của công ty thẩm định nghệ thuật Lumière Technology tại Paris. Chính phòng thí nghiệm của công ty này đã làm tái hiện lại màu sắc gốc của bức tranh nổi tiếng la Joconde, nhờ một camera đa phổ. Đây là một thiết bị độc nhất trên thế giới có khả năng tái hiện và đưa ra rất nhiều dữ liệu vô cùng nhỏ bé trên một bức vẽ.
Nhóm kỹ thuật viên của Lumière Technology đã tiến hành phân tích kỹ lưỡng bức tranh và phát hiện thấy một mảng vân trong lòng bàn tay in trên bức họa. Một nhà nghiên cứu nhận định vết vân tay này giống với những vết vân tay còn lưu lại trên các bức vẽ của danh họa Leonard de Vinci. Nghiên cứu còn phát hiện những đường vẽ cong của bức họa có thể của một người thuận tay trái.
Dùng phương pháp thử đồng vị cacbon 14, các nhà khoa học khẳng định bức tranh được vẽ vào khoảng thế kỷ XVI. Cuối cùng là là kết luận về nhân vật trong tranh. Thiếu nữ trong tranh mang trang phục và kiểu vấn tóc của những người trong giòng tộc Sforza, một gia đình quý tộc hàng đầu ở Milano thời Phục hưng. Leonard de Vinci cũng đã có nhiều năm phục vụ cho gia đình nhà Sforza.
Martin Kemp, một trong những chuyên gia về hội họa, giáo sư lịch sử nghệ thuật tạo Oxford và ông Pascal Cotte, người sáng chế ra loại camera tinh xảo nói trên, đều nhận định thiếu nữ trong tranh có tên là Bianca, con không chính thức của Công tước Ludovico Sforza, năm 1496 đã kết hôn với một chỉ huy quân đội của nhà quý tộc.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng không nhất trí về độ xác thực của bức họa. Để chứng minh cho giả thuyết của mình, Pascal Cotte đã phải làm một cuộc điều tra tại bốn nước châu Âu. Trên một bức ảnh chụp bức chân dung, ông đã xác định được ba vết thủng nhỏ bên lề trái của bức tranh. Chuyên gia Matin Kemp cho rằng điều này chứng tỏ bức vẽ được lấy ra từ một cuốn sách.
David Wright, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Mỹ, cho biết có bốn cuốn sách viết về giòng họ nhà Sforza được in từ khoảng năm 1490. Mỗi cuốn sách mô tả lại những thời điểm quan trong trong cuộc sống trong cung đình Milano. Hiện 4 cuốn sách đó vẫn còn được lưu giữ rải rác trên thế giới. Một cuốn đang lưu tại Thư viện Quốc gia Pháp, một cuốn khác tại thư viện Anh British Library, cuốn thứ ba ở Florence, Ý (Firenze), còn cuốn thứ tư đang có trong Thư viện quốc gia Vacxava, Ba Lan.
Cuốn sách tại Ba Lan nói trên được làm vào một dịp đặc biệt nhân đám cưới của Bianca. Ông Pascal Cotte đã tới tận Ba Lan để tìm hiểu và nhận định rõ ràng cuốn sách này thiếu đúng một trang tương ứng với những lỗ đục bên lề bức vẽ. Ông khẳng định bức vẽ đã được lấy ra từ cuốn sách này.
Theo các chuyên gia chuyên nghiên cứu về Léonard de Vinci, thì không còn nghi ngờ gì nữa, bức họa : Chân dung nhìn nghiêng của công chúa chính là bức vẽ thứ 13 của Léonard de Vinci.
RFI

Không có nhận xét nào: