Nhà văn Edouard Limonov bị cảnh sát bắt khi tham gia một cuộc biểu tình ở Matxcơva.
Journée du désaccord
Hôm đầu tháng 10/2011, Limonov đã đoạt giải thưởng dành cho một tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp -Prix de la Langue Française 2011 và đang được coi là có nhiều triển vọng đoạt giải Renaudot, một giải thưởng cao quý khác của văn đàn Pháp. Nhân vật Limonov là ai ? vì sao tác phẩm cùng tên lại được coi là một sáng tác nổi bật nhất của mùa văn học năm nay trong số trên 600 cuốn sách ra mắt độc giả Pháp ?
Limonov là một tác phảm gần 500 trang trong đó nhà văn người Pháp và xũng là một chuyên gia về tình hình của nước Nga, Emmanuel Carrrère đã phác họa lại nhiều cuộc đời liên tiếp của nhân vật mang tên Edouard Limonov. Nhiều cuộc đời bời lẽ Limonov không chỉ là một nhà thơ, một nhà văn, mà ông còn từng là một anh công nhân, một anh thợ may, một kẻ lưu vong tìm đến thiên đường tự do là nước Mỹ. Tại New York vào thập niên 70, ông từng là một kẻ vô gia cư, trước khi trở thành một nhà văn thời thượng trên đất Paris vào những năm 80. Để rồi khi chế độ Liên Xô sụp đổ thì Limonov lại đứng về phía Serbia trong cuộc chiến Bosnia, bên cạnh những « tên đồ tể » của vùng Balkan. Trong một cuộc đời gần đây nhất, thì nhà thơ Limonov khoác lên mình chiếc áo của một nhà dân chủ cho dù ông từng coi Gorbatchev và Eltsine là những kẻ « phản bội »
Để giới thiệu về nhân vật chính trong tác phảm cùng tên, Carrère viết : « Limonov không phải là một nhân vật hoàn toàn hư cấu. Ông có thực ở ngoài đời. Tôi biết ông. Ông là một tên côn đồ trên đất Ukraina, là thần tượng của những thanh niên chống lại xã hội giáo điều của Liên Xô dưới thời đại Brejenev ( …) »
Nhiều cuộc đời của Limonov
Trả lời trên đài phát thanh RFI, Emmanuel Carrère nói về nhân vật chính trong tác phẩm mới nhất của mình như sau :
« Limonov trước hết là một nhà phiêu lưu. Viết văn chỉ là một mảng đời của ông mà thôi. Nhưng tự đáy lòng, lúc nào ông cũng hãy còn là một thằng bé muốn chơi trò của người lớn, của các tay anh, chị. Khởi đầu Limonov là thằng bé đeo cặp kính dầy như đít chai, và bị những người chung quanh bắt nạt. Nhưng rồi cậu bé đó lớn lên và sống nhiều cuộc đời đầy phiêu lưu. Đó là một cuộc đời cũng đầy sóng gió, lên thác xuống ghềnh ; một cuộc đời đầy bất trắc và đầy dẫy những người đàn bà đã đi qua đời ông.
Limonov nếm đủ mùi đời, từ vinh hoa đến ngục tù. Limonov cũng là một tên đầu trộm đuôi cướp. Chính bản thân ông đã nhìn nhận điều này khi ông bắt đầu sống lưu vong vào quãng năm 1960. Limonov tự nhận là một thứ côn đồ chứ không phải là một nhà ly khai. Ông từng mơ trở thành một tay trùm gangster, nhưng dòng đời đã đưa chân ông đến với văn học. Ông có tài viết văn. Sáng tác là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời ông. Ông từng là một nhà văn, một nhà thơ. Nhưng viết văn chỉ là một trong số những khía cạnh của cuộc đời và con người Limonov mà thôi »
Điểm đáng chú ý khác là nhìn kỹ thì con người của nhà văn, của nhà thơ người Nga này đầy dẫy những mâu thuẫn và nhà cầm bút Edouard Limonov hoàn toàn không phải là một nhà trí thức như Soljennitsin hay Sakharov và như chính Emmanuel Carrère vừa nói, sáng tác và viết văn chỉ là một góc nhỏ trong cuộc sống của Limonov. Nhưng điều ấy không cấm cản ông là một nhà văn độc đáo. Đó chính là điều đã khiến Emmanuel Carrère chú ý đến nhân vật Edourd Limonov, sinh năm 1943 tại Ukraina.
« Như đối với khá đông độc giả, tôi thấy ở Limonov một nhà văn tuyệt vời. Qua khoảng gần một chục tác phẩm của ông, tôi nhận thấy Limonov là một người viết văn rất hay và tôi đã căn cứ trên khoảng gần một chục cuốn tự thuật của ông để thu thập thông tin. Đấy coi như nguyên liệu chính cho phép tôi hoàn thành cuốn tiểu thuyết Limonov.
Cuộc đời ông đầy dẫy những sự kiện gắn liền với lịch sử. Những sáng tác của ông khiến tôi liên tưởng đến những tác giả như là Jack London hay Henry Miller. Limonov, theo tôi là một nhà văn có tầm cỡ. Ông có một chút gì rất đặc biệt của một tác giả Nga. Cuộc đời của ông bản thân nó đã là một cuốn tiểu thuyết.
Điều khiến tôi tập trung nói về Limonov là do ông đã trải qua rất nhiều các diễn biến lịch sử. Nếu không phải là một nhà văn và không đưa chính cuộc đời mình vào văn học thì không một ai biết được là ông đã có một cuộc sống sôi động và hấp dẫn, lôi cuốn đến nhường nào ».
Nhìn từ góc độ nào đó, có thể nói nhân vật Limonov tựa như sao chổi băng qua bầu trời của thế kỷ XX và một phần đầu của thế kỷ XXI . Ngoài ra, tuy đã đã sống ở Paris khoảng chục năm, nhưng lại ít được độc giả Pháp biết đến. Cho tới nay, mới chỉ có 2 tác phẩm của ông được dịch sang ngôn ngữ của Molière. Do vậy Emmanuel Carrère đã tìm đọc tất cả những sáng tác của chính Edourd Limonov để từ đó trích ra những tình tiết về cuộc đời sôi động của nhân vật này. Điều đã làm Carrère say mê với nhân vật Limonov không phải là những ý tưởng của ông, hay những sự chọn lựa trong cách sống của ông, thế nhưng cá nhân và con người Limonov thì lại có chút gì rất dễ mến. Đó là hai điều hoàn toàn tách biệt.
Một nhà hoạt động chính trị bị mất hướng
Cái chết của lãnh tụ Liên Xô, Staline, năm 1953 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của cậu bé Limonov, khi đó mới 10 tuổi và cho dù đã trốn khỏi Liên Xô để đi tìm tự do, nhưng suốt cuộc đời, lúc nào Edouard cũng vẫn coi Staline như một thần tượng.
Chia tay với một Limonov nhà văn để tìm gặp lại ông trong vai trò của một nhà hoạt động chính trị. Ở đây mâu thuẫn trong con người ông lại được khẳng định lại thêm một lần nữa : khi lên 10 tuổi Limonov từng khóc hết nước mắt khi Staline qua đời, nhưng dưới thời Brejenev thì Limonov ở cái tuổi 20 đã tìm đến nước Mỹ tự do. Lại cũng con người đó từng suýt cầm súng bắn vào các nhà dân chủ của Liên Xô
« Hiện thời, Limonov đang đứng về phía những nhà đối lập chống lại thủ tướng Poutine, ông hoạt động cùng với những gương mặt chống đối nổi tiếng tại Nga, như là vô địch cờ vua Gary Kasparov. Thế nhưng sự tình cờ nào của cuộc sống đã đưa chân ông vào lĩnh vực chính trị ? Đó mới chính là điều thú vị. Từ trước tới nay, Limonov luôn « phỉ nhổ » vào những giá trị dân chủ, vậy mà bây giờ ông lại đứng về phía những nhà dân chủ để đối đầu với quyền lực của ông Poutine. Đó là điều rất lạ và qua nhân vật Limonov, tôi muốn kể lại những thăng trầm, những chuyển biến trong lịch sử đương đại không chỉ của Liên Xô cũ và sau đó là của nước Nga ».
Dám trả giá cho cuộc đời
Sức thu hút của Limonov đối với Carrère nằm ở chỗ Edouard Limonov sãn sàng hy sinh những gì đang có, từ hạnh phúc trong căn hộ nhỏ ở Matcơva với Anna, đến đời sống ở Paris, nơi ông được trọng vọng, để trở lại với đời sống của một người lính, của một tay bụi đời trong vùng Trung Á … trước khi vào nhà tù Lefortovo. Đây là nơi được giữ bí mật nhất nước Nga. Từng là trại giam của cơ quan mật vụ KGB, nơi dành riêng cho những tội phạm nguy hiểm nhất đối với nhà nước Liên Xô, đây cũng là nơi đã có dấu giầu của một số tù chính trị nổi tiếng nhất dưới chế độ cộng sản Liên Xô, và sau đó là của nước Nga. Emmanuel Carrère nói về sự dũng cảm của nhân vật chính trong sáng tác của mình :
« Limonov là một trong số những người đã coi sự sụp đổ của chế độ cộng sản vào những năm 1989- 1990 như là một tai họa chưa từng thấy. Tất cả thế giới chung quanh ông đã tan vỡ cùng với chế độ này. Đành rằng Limonov đã từng bỏ Liên Xô để sang Hoa Kỳ hay sang Pháp sinh sống, nhưng trong mắt ông, Staline vẫn là một vị anh hùng. Khi Liên Xô sụp đổ thì ông mới ý thức được rằng ông đã yêu quê hương mình dưới chế độ cộng sản biết là bao !
Điều thú vị khác nữa là tôi đã có cơ hội điều tra, để tìm hiểu về cuộc sống của ông sau biến cố 1989. Hầu như không ai biết gì nhiều về giai đoạn 20 năm trong cuộc đời ông kể từ năm đó. Qua các cuộc tìm tòi, tôi mới biết là Limonov đã bỏ nước Nga và có thể nói là do một sự tình cờ, ông đã chiến đấu bên hàng ngũ quân đội Serbia. Theo tôi Limonov không làm việc đó vì một lý tưởng, mà chẳng qua điều ấy một lần nữa cho thấy khía cạnh « nổi loạn » trong con người ông.
Triết lý sống của Limonov không đáng phục chút nào, nhưng bản thân Edouard Limonov thì lại khá dễ mến : ông là một người rất dũng cảm, nhiều nghị lực và dám trả giá cho những gì mình làm. Kể cả việc ngồi tù »
Thành công của tác phẩm Limonov có lẽ nằm ở chỗ tác giả người Pháp Emmanuel Carrère đã kéo chúng ta vào một thế giới sôi động, quay cuồng của Limonov. Carrère chuyển tải được nhịp sống vội vàng, muốn đốt giai đoạn của tác giả người Nga. Đồng thời ông phác họa được nhiều khía cạnh trong cùng một con người của Limonov. Cho dù những « bộ mặt » của Edouard Limonov không phải lúc nào cũng dễ gây thiện cảm với độc giả.
Văn phong của Carrère thường thô lỗ, khi trần trụi nhưng không kém phần xúc động tựa như nhân vật chính trong truyện. Sáng tác mới nhất này cho phép Carrère thể hiện tất cả tài năng của một người cầm bút có thể hòa mình và bất cứ thế giói nào, cuộc đời nào của nhân vật chính là Limonov. Emmanuel Carrère cho đọc giả thấy ông không chỉ đơn thuần là một nhà văn thuật lại câu chuyện của kẻ khác mà bản thân ông còn là một nhà soạn kịch bản tài hoa để lôi cuốn người đọc. Mở đầu tác phẩm, Carrère chọn phần dẫn nhập hơi dài dòng để đưa Edourd Limonov đến với độc giả :
" Cho đến khi Anna Politkovslaia bị sát hại ngay cầu thang chung cư nơi bà cư ngụ ngày 7/10/2006, chỉ những ai quan tâm đến chiến tranh Tchétchénia mới biết tên tuổi của nữ phóng viên can đảm này. Bà công khai chống đối chính sách của Vladimir Poutine. Một sớm một chiều, đối với Tây phương, nét mặt buồn bã nhưng đầy quyết tâm của người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận.
Tôi vừa hoàn tất một bộ phim tài liệu ở một một thành phố nhỏ bên Nga, cho nên một tạp chí (của Pháp) đã đề nghị tôi đáp máy bay đến Matxcơva. Nhiệm vụ của tôi không phải là điều tra về vụ ám sát Politkovskaia mà là để tìm đến những người từng quen biết và yêu mến bà. Trong hoàn cảnh đó tôi đến tòa soạn của báo Novaia Gaezta làm việc trong vòng một tuần lễ. Politkosvkaia từng là một phóng viên nổi tiếng của tờ báo này. Tôi cũng đã tìm đến với những hiệp hội bảo vệ nhân quyền hay các tổ chức quy tụ những bà mẹ của những người lính chết trận hay bị tàn tật vì chiến tranh Tchetchénia. (...) Tôi đã nghe nhiều người đàn bà u sầu và mệt mỏi, suốt cả ngày trời kể lại với tôi về những vụ bắt cóc, về những người lính bị hành hạ, tra tấn không phải vì kẻ thù mà vì cấp trên của họ (...) Cảnh sát hay quân đội tham ô, đó là chuyện thường tình. Mạng sống của con người không có giá trị bao nhiêu, đó dường như là một truyền thống tại nước Nga. Nhưng sự ngạo mạn và thô bạo của những nhân vật cầm quyền mỗi khi người dân thấp cổ bé miệng đòi tính sổ, hay thái độ tự tin cho rằng họ đứng trên pháp luật : đó là điều mà những bà mẹ của những người lính (đã bỏ mình), hay của những đứa trẻ đã bị sát hại trong ngôi trường ở Beslan cũng như thân nhân những người đã bị chết tại nhà hát Doubrovna không thể tiếp tục chịu đựng được nữa (...)
Từ sau vụ bắt con tin tại nhà hát Doubrovna : "Hàng năm thân nhân nhưng người xấu số thường tập hợp lại đẻ tưởng nhớ những người đã khuất. Cảnh sát không dám cấm hoạt động này nhưng thường theo dõi sát như thể đây là một cuộc tập hợp để phản đối chính quyền.
Tôi từng đến tham dự buổi lễ tưởng niệm nạn nhân nhà hát Doubrovna. Có khoảng hai hay ba trăm người quy tụ trước của nhà hat và cũng có ngần ấy cảnh sát được trang phục như cảnh sát chống bạo động, với lá chắn và dùi cui.
Trời đổ mưa Những chiếc dù được mở ra để che cho những ngọn nến. Những người cầm nến và một tấm biển là những đứa trẻ mồ côi, là những người góa bụa, là những bậc phụ hyuynh đã từng bị mất đi một đứa con. Không có diễn văn, không có khẩu hiệu, không một bài hát được cất lên. Người ta đứng đấy, im lặng, ngọn nến trên tay. (...)
Nhìn chung quanh, tôi nhận ra một vài gương mặt quen thuộc. Mãi trên cao các bậc thềm tôi ngợ thấy một bóng dáng quen quen, nhưng không rõ là ai. Đấy là một người đàn ông với chiếc áo choàng đen, tay cầm nến như tất cả mọi người. Một vài người đứng quanh ông và họ thì thầm nói chuyện Một người đàn bà bên cạnh tôi thôt lên "Eduoard cũng đến. Tốt thôi". Người đàn ông quay đầu lại như thể dù cách xa nhưng đã nghe được tiến của người đàn bà. Ngọn lửa cây nến ông cầm làm lộ rõ thêm đôi gò mã chũng sâu. Tôi nhận ra Limonov »
RFI
Limonov là một tác phảm gần 500 trang trong đó nhà văn người Pháp và xũng là một chuyên gia về tình hình của nước Nga, Emmanuel Carrrère đã phác họa lại nhiều cuộc đời liên tiếp của nhân vật mang tên Edouard Limonov. Nhiều cuộc đời bời lẽ Limonov không chỉ là một nhà thơ, một nhà văn, mà ông còn từng là một anh công nhân, một anh thợ may, một kẻ lưu vong tìm đến thiên đường tự do là nước Mỹ. Tại New York vào thập niên 70, ông từng là một kẻ vô gia cư, trước khi trở thành một nhà văn thời thượng trên đất Paris vào những năm 80. Để rồi khi chế độ Liên Xô sụp đổ thì Limonov lại đứng về phía Serbia trong cuộc chiến Bosnia, bên cạnh những « tên đồ tể » của vùng Balkan. Trong một cuộc đời gần đây nhất, thì nhà thơ Limonov khoác lên mình chiếc áo của một nhà dân chủ cho dù ông từng coi Gorbatchev và Eltsine là những kẻ « phản bội »
Để giới thiệu về nhân vật chính trong tác phảm cùng tên, Carrère viết : « Limonov không phải là một nhân vật hoàn toàn hư cấu. Ông có thực ở ngoài đời. Tôi biết ông. Ông là một tên côn đồ trên đất Ukraina, là thần tượng của những thanh niên chống lại xã hội giáo điều của Liên Xô dưới thời đại Brejenev ( …) »
Nhiều cuộc đời của Limonov
Trả lời trên đài phát thanh RFI, Emmanuel Carrère nói về nhân vật chính trong tác phẩm mới nhất của mình như sau :
« Limonov trước hết là một nhà phiêu lưu. Viết văn chỉ là một mảng đời của ông mà thôi. Nhưng tự đáy lòng, lúc nào ông cũng hãy còn là một thằng bé muốn chơi trò của người lớn, của các tay anh, chị. Khởi đầu Limonov là thằng bé đeo cặp kính dầy như đít chai, và bị những người chung quanh bắt nạt. Nhưng rồi cậu bé đó lớn lên và sống nhiều cuộc đời đầy phiêu lưu. Đó là một cuộc đời cũng đầy sóng gió, lên thác xuống ghềnh ; một cuộc đời đầy bất trắc và đầy dẫy những người đàn bà đã đi qua đời ông.
Limonov nếm đủ mùi đời, từ vinh hoa đến ngục tù. Limonov cũng là một tên đầu trộm đuôi cướp. Chính bản thân ông đã nhìn nhận điều này khi ông bắt đầu sống lưu vong vào quãng năm 1960. Limonov tự nhận là một thứ côn đồ chứ không phải là một nhà ly khai. Ông từng mơ trở thành một tay trùm gangster, nhưng dòng đời đã đưa chân ông đến với văn học. Ông có tài viết văn. Sáng tác là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời ông. Ông từng là một nhà văn, một nhà thơ. Nhưng viết văn chỉ là một trong số những khía cạnh của cuộc đời và con người Limonov mà thôi »
Điểm đáng chú ý khác là nhìn kỹ thì con người của nhà văn, của nhà thơ người Nga này đầy dẫy những mâu thuẫn và nhà cầm bút Edouard Limonov hoàn toàn không phải là một nhà trí thức như Soljennitsin hay Sakharov và như chính Emmanuel Carrère vừa nói, sáng tác và viết văn chỉ là một góc nhỏ trong cuộc sống của Limonov. Nhưng điều ấy không cấm cản ông là một nhà văn độc đáo. Đó chính là điều đã khiến Emmanuel Carrère chú ý đến nhân vật Edourd Limonov, sinh năm 1943 tại Ukraina.
« Như đối với khá đông độc giả, tôi thấy ở Limonov một nhà văn tuyệt vời. Qua khoảng gần một chục tác phẩm của ông, tôi nhận thấy Limonov là một người viết văn rất hay và tôi đã căn cứ trên khoảng gần một chục cuốn tự thuật của ông để thu thập thông tin. Đấy coi như nguyên liệu chính cho phép tôi hoàn thành cuốn tiểu thuyết Limonov.
Cuộc đời ông đầy dẫy những sự kiện gắn liền với lịch sử. Những sáng tác của ông khiến tôi liên tưởng đến những tác giả như là Jack London hay Henry Miller. Limonov, theo tôi là một nhà văn có tầm cỡ. Ông có một chút gì rất đặc biệt của một tác giả Nga. Cuộc đời của ông bản thân nó đã là một cuốn tiểu thuyết.
Điều khiến tôi tập trung nói về Limonov là do ông đã trải qua rất nhiều các diễn biến lịch sử. Nếu không phải là một nhà văn và không đưa chính cuộc đời mình vào văn học thì không một ai biết được là ông đã có một cuộc sống sôi động và hấp dẫn, lôi cuốn đến nhường nào ».
Nhìn từ góc độ nào đó, có thể nói nhân vật Limonov tựa như sao chổi băng qua bầu trời của thế kỷ XX và một phần đầu của thế kỷ XXI . Ngoài ra, tuy đã đã sống ở Paris khoảng chục năm, nhưng lại ít được độc giả Pháp biết đến. Cho tới nay, mới chỉ có 2 tác phẩm của ông được dịch sang ngôn ngữ của Molière. Do vậy Emmanuel Carrère đã tìm đọc tất cả những sáng tác của chính Edourd Limonov để từ đó trích ra những tình tiết về cuộc đời sôi động của nhân vật này. Điều đã làm Carrère say mê với nhân vật Limonov không phải là những ý tưởng của ông, hay những sự chọn lựa trong cách sống của ông, thế nhưng cá nhân và con người Limonov thì lại có chút gì rất dễ mến. Đó là hai điều hoàn toàn tách biệt.
Một nhà hoạt động chính trị bị mất hướng
Cái chết của lãnh tụ Liên Xô, Staline, năm 1953 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của cậu bé Limonov, khi đó mới 10 tuổi và cho dù đã trốn khỏi Liên Xô để đi tìm tự do, nhưng suốt cuộc đời, lúc nào Edouard cũng vẫn coi Staline như một thần tượng.
Chia tay với một Limonov nhà văn để tìm gặp lại ông trong vai trò của một nhà hoạt động chính trị. Ở đây mâu thuẫn trong con người ông lại được khẳng định lại thêm một lần nữa : khi lên 10 tuổi Limonov từng khóc hết nước mắt khi Staline qua đời, nhưng dưới thời Brejenev thì Limonov ở cái tuổi 20 đã tìm đến nước Mỹ tự do. Lại cũng con người đó từng suýt cầm súng bắn vào các nhà dân chủ của Liên Xô
« Hiện thời, Limonov đang đứng về phía những nhà đối lập chống lại thủ tướng Poutine, ông hoạt động cùng với những gương mặt chống đối nổi tiếng tại Nga, như là vô địch cờ vua Gary Kasparov. Thế nhưng sự tình cờ nào của cuộc sống đã đưa chân ông vào lĩnh vực chính trị ? Đó mới chính là điều thú vị. Từ trước tới nay, Limonov luôn « phỉ nhổ » vào những giá trị dân chủ, vậy mà bây giờ ông lại đứng về phía những nhà dân chủ để đối đầu với quyền lực của ông Poutine. Đó là điều rất lạ và qua nhân vật Limonov, tôi muốn kể lại những thăng trầm, những chuyển biến trong lịch sử đương đại không chỉ của Liên Xô cũ và sau đó là của nước Nga ».
Dám trả giá cho cuộc đời
Sức thu hút của Limonov đối với Carrère nằm ở chỗ Edouard Limonov sãn sàng hy sinh những gì đang có, từ hạnh phúc trong căn hộ nhỏ ở Matcơva với Anna, đến đời sống ở Paris, nơi ông được trọng vọng, để trở lại với đời sống của một người lính, của một tay bụi đời trong vùng Trung Á … trước khi vào nhà tù Lefortovo. Đây là nơi được giữ bí mật nhất nước Nga. Từng là trại giam của cơ quan mật vụ KGB, nơi dành riêng cho những tội phạm nguy hiểm nhất đối với nhà nước Liên Xô, đây cũng là nơi đã có dấu giầu của một số tù chính trị nổi tiếng nhất dưới chế độ cộng sản Liên Xô, và sau đó là của nước Nga. Emmanuel Carrère nói về sự dũng cảm của nhân vật chính trong sáng tác của mình :
« Limonov là một trong số những người đã coi sự sụp đổ của chế độ cộng sản vào những năm 1989- 1990 như là một tai họa chưa từng thấy. Tất cả thế giới chung quanh ông đã tan vỡ cùng với chế độ này. Đành rằng Limonov đã từng bỏ Liên Xô để sang Hoa Kỳ hay sang Pháp sinh sống, nhưng trong mắt ông, Staline vẫn là một vị anh hùng. Khi Liên Xô sụp đổ thì ông mới ý thức được rằng ông đã yêu quê hương mình dưới chế độ cộng sản biết là bao !
Điều thú vị khác nữa là tôi đã có cơ hội điều tra, để tìm hiểu về cuộc sống của ông sau biến cố 1989. Hầu như không ai biết gì nhiều về giai đoạn 20 năm trong cuộc đời ông kể từ năm đó. Qua các cuộc tìm tòi, tôi mới biết là Limonov đã bỏ nước Nga và có thể nói là do một sự tình cờ, ông đã chiến đấu bên hàng ngũ quân đội Serbia. Theo tôi Limonov không làm việc đó vì một lý tưởng, mà chẳng qua điều ấy một lần nữa cho thấy khía cạnh « nổi loạn » trong con người ông.
Triết lý sống của Limonov không đáng phục chút nào, nhưng bản thân Edouard Limonov thì lại khá dễ mến : ông là một người rất dũng cảm, nhiều nghị lực và dám trả giá cho những gì mình làm. Kể cả việc ngồi tù »
Văn phong của Carrère thường thô lỗ, khi trần trụi nhưng không kém phần xúc động tựa như nhân vật chính trong truyện. Sáng tác mới nhất này cho phép Carrère thể hiện tất cả tài năng của một người cầm bút có thể hòa mình và bất cứ thế giói nào, cuộc đời nào của nhân vật chính là Limonov. Emmanuel Carrère cho đọc giả thấy ông không chỉ đơn thuần là một nhà văn thuật lại câu chuyện của kẻ khác mà bản thân ông còn là một nhà soạn kịch bản tài hoa để lôi cuốn người đọc. Mở đầu tác phẩm, Carrère chọn phần dẫn nhập hơi dài dòng để đưa Edourd Limonov đến với độc giả :
" Cho đến khi Anna Politkovslaia bị sát hại ngay cầu thang chung cư nơi bà cư ngụ ngày 7/10/2006, chỉ những ai quan tâm đến chiến tranh Tchétchénia mới biết tên tuổi của nữ phóng viên can đảm này. Bà công khai chống đối chính sách của Vladimir Poutine. Một sớm một chiều, đối với Tây phương, nét mặt buồn bã nhưng đầy quyết tâm của người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận.
Tôi vừa hoàn tất một bộ phim tài liệu ở một một thành phố nhỏ bên Nga, cho nên một tạp chí (của Pháp) đã đề nghị tôi đáp máy bay đến Matxcơva. Nhiệm vụ của tôi không phải là điều tra về vụ ám sát Politkovskaia mà là để tìm đến những người từng quen biết và yêu mến bà. Trong hoàn cảnh đó tôi đến tòa soạn của báo Novaia Gaezta làm việc trong vòng một tuần lễ. Politkosvkaia từng là một phóng viên nổi tiếng của tờ báo này. Tôi cũng đã tìm đến với những hiệp hội bảo vệ nhân quyền hay các tổ chức quy tụ những bà mẹ của những người lính chết trận hay bị tàn tật vì chiến tranh Tchetchénia. (...) Tôi đã nghe nhiều người đàn bà u sầu và mệt mỏi, suốt cả ngày trời kể lại với tôi về những vụ bắt cóc, về những người lính bị hành hạ, tra tấn không phải vì kẻ thù mà vì cấp trên của họ (...) Cảnh sát hay quân đội tham ô, đó là chuyện thường tình. Mạng sống của con người không có giá trị bao nhiêu, đó dường như là một truyền thống tại nước Nga. Nhưng sự ngạo mạn và thô bạo của những nhân vật cầm quyền mỗi khi người dân thấp cổ bé miệng đòi tính sổ, hay thái độ tự tin cho rằng họ đứng trên pháp luật : đó là điều mà những bà mẹ của những người lính (đã bỏ mình), hay của những đứa trẻ đã bị sát hại trong ngôi trường ở Beslan cũng như thân nhân những người đã bị chết tại nhà hát Doubrovna không thể tiếp tục chịu đựng được nữa (...)
Từ sau vụ bắt con tin tại nhà hát Doubrovna : "Hàng năm thân nhân nhưng người xấu số thường tập hợp lại đẻ tưởng nhớ những người đã khuất. Cảnh sát không dám cấm hoạt động này nhưng thường theo dõi sát như thể đây là một cuộc tập hợp để phản đối chính quyền.
Tôi từng đến tham dự buổi lễ tưởng niệm nạn nhân nhà hát Doubrovna. Có khoảng hai hay ba trăm người quy tụ trước của nhà hat và cũng có ngần ấy cảnh sát được trang phục như cảnh sát chống bạo động, với lá chắn và dùi cui.
Trời đổ mưa Những chiếc dù được mở ra để che cho những ngọn nến. Những người cầm nến và một tấm biển là những đứa trẻ mồ côi, là những người góa bụa, là những bậc phụ hyuynh đã từng bị mất đi một đứa con. Không có diễn văn, không có khẩu hiệu, không một bài hát được cất lên. Người ta đứng đấy, im lặng, ngọn nến trên tay. (...)
Nhìn chung quanh, tôi nhận ra một vài gương mặt quen thuộc. Mãi trên cao các bậc thềm tôi ngợ thấy một bóng dáng quen quen, nhưng không rõ là ai. Đấy là một người đàn ông với chiếc áo choàng đen, tay cầm nến như tất cả mọi người. Một vài người đứng quanh ông và họ thì thầm nói chuyện Một người đàn bà bên cạnh tôi thôt lên "Eduoard cũng đến. Tốt thôi". Người đàn ông quay đầu lại như thể dù cách xa nhưng đã nghe được tiến của người đàn bà. Ngọn lửa cây nến ông cầm làm lộ rõ thêm đôi gò mã chũng sâu. Tôi nhận ra Limonov »
RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét