Huỳnh Văn Nghệ (2/2/1914 - 5/3/1977) là cán bộ chỉ huy trong trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, nổi tiếng về tài thi ca, có những câu thơ được nhiều người truyền tụng. Thơ của ông giản dị mà gần gũi, đầy cảm hứng mà sâu sắc, hồn nhiên mà xúc động.
Có ai về Bắc ta theo với Thăm lại non sông đất Lạc Hồng Từ thuở mang gươm đi cứu nước Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long. |
Ai về xứ Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long |
Tôi cho 4 câu thơ đó là tuyệt tác, vì nó được bố cục chặt chẽ, những từ “rất đắt”, những ý tuyệt vời, chính xác, đúng chỗ, thể hiện nhất quán được tâm hồn trong sáng của Huỳnh Văn Nghệ. Những dị bản được phổ cập lại có những chỗ không thống nhất, hớ hênh khiến người ta cho rằng có sự vội vã không cần thiết.
Trên đây là ý kiến của ông Mai Anh, cư ngụ tại 491/247 Huỳnh Văn Bánh, phường 13, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cả “chính bản” và “dị bản” theo trích dẫn của ông Mai Anh đều không chính xác. Hồn Việt xin dẫn ra bút tích của Huỳnh Văn Nghệ để bạn đọc tham khảo.
Chân dung và bút tích nhà văn Việt Nam, tập 1, 2008 tr.273.
Ai đi về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi giữ nước Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. |
(Hồn Việt, 25-11-2010)
__________CHÚ THÍCH
* Người viết bài này nhớ lầm, bài thơ này còn có tên Nhớ Bắc được sáng tác năm 1940, và không phải ở Chiến khu D mà ở ga Sài Gòn (Đoàn Lê Giang chú).
* Người viết bài này nhớ lầm, bài thơ này còn có tên Nhớ Bắc được sáng tác năm 1940, và không phải ở Chiến khu D mà ở ga Sài Gòn (Đoàn Lê Giang chú).
Nguồn: khoa văn học và ngôn ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét