tiểu thuyết của Nguyễn Thanh Hiện
hai mươi
một cách cắt nghĩa tồn tại
Sau khi đã khai thật với anh ta chúng tôi là ai và lên rừng để làm gì, tôi hỏi làm sao anh ta lại biết được chúng tôi là những nhà khoa học giả.
Anh ta nói từ nước lên thì áo quần ướt sũng, từ trong lửa ra thì thịt da cháy sém, từ cuộc tìm kiếm chưa gặp được điều tìm kiếm thì vẻ mắt khao khát. Tôi hỏi theo anh ta thì chúng tôi thuộc loại nào trong những loại người vừa nói. Anh ta bảo khi nghe nàng nói đến hai tiếng biến tấu ( biến tấu của khoa học về lòng đất) anh ta lập tức nhận ra việc tôi với nàng xưng là nhà điểu học, hay xưng là đi tìm dấu vết người tiền sử, cũng là một thứ biến tấu. Tồn tại là một
biến tấu vượt mọi hạn định, vượt mọi ý định,
một chiếc lá rơi cũng đủ mang lại một cuộc phù du. Anh ta nói. Và như vậy là sau cuộc phù du ở mảnh đất ngẩng đầu là thấy núi thấy đèo, nhân loại ở đó
vẫ
n tiế
p tụ
c hít thở
không khí vă
n minh đương đại? Nàng nói, như thể đám khói cháy mía hôm nào vẫn còn phủ lên cuộc trò chuyện của chúng tôi. Một ngày chuyển mưa. Đơn vị khảo sát nằm nhà. Chúng tôi gòm có ba người, tôi, nàng, và anh ta (đám đệ tử anh ta kẻ đi bẩy gà rừng, kẻ đi tìm măng rừng, thứ măng tre rừng mùa hạ còn đắng hơn thuốc đắng) Nó là văn minh da beo. Anh ta nói. Cứ coi câu đó như là cách mở đầu cho cuộc khảo sát về tồn tại. Cả tôi lẫn nàng đều nói chưa hiểu. Anh ta phải dẫn dụ lịch sử : Mười ngàn năm trước, trên mặt đất này có chỗ người ta biết nuôi heo nuôi gà, nhưng chưa biết trồng trọt, có chỗ vẫn còn tiếp tục săn bắn, hái lượm, có chỗ thì còn ăn thịt nhau, thế kỷ mười chín thế kỷ hai mươi, sử nói là thời văn minh hiện đại, thì trên trái đất này có chỗ người ta đã có đủ tiền đi chơi ở trên trời (còn gọi là du lịch không gian) nhưng có chỗ người ta còn ở hang, và cũng không phải là không còn chuyện ăn thịt nhau, văn minh loài người không phải như điện, như nước, cứ cho vô kênh dẫn là chạy đều khắp, mà luôn loang lổ, tựa một tấm da beo. Trong lúc anh ta đi nhóm bếp nấu cơm, nàng rỉ tai tôi bảo đấy là một kẻ chán đời. Hoặc là loang lổ, hoặc là không gì cả. Anh ta vừa thổi cơm, vừa
tiếp tục cuộc khảo sát. Mùi lửa bếp tỏa khắp lán. Hoặc là có canh măng nấu gà rừng, hoặc là không gì cả. Một tay đồ đệ của anh ta đã về, tiếp lời anh ta (Đi gỡ bẩy gà, và trở về tay không) Việc chủ yếu của nhân loại là chờ. Anh ta nói. Cứ cho câu đó là bổ sung cho định nghĩa về tồn tại của anh ta (tồn tại là chờ) Một đầu óc hơi nghiêng về bóng tối. Nàng lại rỉ tai tôi. Tôi cũng rỉ tai nàng bảo có lúc nàng cũng nghiêng như thế. Lẽ ra tôi phải nói thiếu chút nữa là nàng ập đổ vào bóng tối. Ập đổ, chứ không phải
nghiêng. Thì chẳng phải sau trận đòn chí mạng của vị cựu sứ thần là nàng gần như rơi vào cõi tăm tối hay sao? Chờ, và phải luôn giả thiết là sẽ đạt được, nếu không, chẳng ai thèm chờ.
Tay kỷ sư đia chất tiếp tục bổ sung cho định nghĩa về tồn tại của anh ta. Tôi nói như thế cuộc sống là một chuyển động luôn hướng về phía trước. Anh ta bảo cuộc sống là một cuộc đánh cược vĩ đại nhất và ngu ngốc nhất, món tiền cược là cả cuộc đời chúng ta, và hết thảy chúng ta đều biết kết cục của cuộc chơi này là cái chết, tất nhiên, trong lúc tham gia cuộc chơi, mọi người đều quên, hoặc đều giả vờ, là chẳng nhớ cái kết cục ấy. Có thể gọi là thể nghiệm, thay vì đánh cược, có được không? Khi hỏi thế là nàng đã nhìn tay kỷ sư địa chất khác đi, có nghĩa, đã chịu tham gia vào cuộc khảo sát do anh ta đề xướng. Đánh cược hay thể nghiệm là đều cố đạt điều mong muốn, khi hôn nhau ta nghĩ đang có được tình yêu, còn bắn giết nhau là cho rằng mình sẽ thắng, và tất nhiên là chẳng có gì là chắc chắn cả. Anh ta nói. Tôi thấy nàng có vẻ lo lắng, bỡi cách diễn đạt của tay kỷ sư là đụng
đến cuộc thể nghiệm về tình yêu của chúng tôi. Và cái triết lý về sự chờ đợi của nhân loại đã được lập tức thể nghiệm. Cả tay kỷ sư, cả tôi lẫn nàng, đều nghĩ bữa cơm trưa sẽ có gà rừng nấu với măng rừng. Và đã chờ. Nhưng gần trưa thì đám đồ đệ anh ta ùn kéo vô lán, tất cả đều trở về tay không. Bữa trưa hôm ấy cũng chỉ có cơm
với ruốc khô, thứ thức ăn chủ yếu của những người phải ở dài ngày trên rừng. Công việc hệ trọng của loài người là phải tạo ra những giả thiết tốt đẹp cho cuộc sống của mình.
Tay kỷ sư địa chất vừa ăn, vừa
tiếp tục cuộc khảo sát còn bỏ dở. Mai là bọn ta sẽ có thịt heo rừng nấu với nấm linh chi. Sau một hồi im lặng, một tay đồ đệ của anh ta nói. Và cả hai thứ ấy là đều nằm trong danh mục “nghe nói”. Một tay đồ đệ khác liền bổ sung (nghe nói vùng rừng đầu nguồn ấy xưa có hàng đàn hằng lũ heo rừng, nghe nói trên ngọn núi nơi phát sinh con suối ấy có nấm linh chi) Đấy là một thứ tương lai vĩnh hằng.
Tay kỷ sư nói. Nàng hỏi có phải anh ta đang nói đến ảo ảnh cuộc đời hay không? Anh ta bảo con người là sinh vật duy nhất biết có ngày mai, trong cái gọi là ngày mai thì có cái chết, biết là chết mà vẫn cố tạo ra bao nhiêu chuyện để hướng tới gọi là tương lai, nếu như cái ảo ảnh ấy không phải là vĩnh hằng, tức chết trước cái chết, thì loài người đã treo cổ chết cả từ lâu. Một kẻ cố mô tả cho bằng được gương mặt của tồn tại. Tôi rỉ tai nàng. Nhưng các vị có chắc là sẽ nhìn thấy con nước đầu nguồn của sông ấy hay không? Đến lúc sắp kết thúc cuộc khảo sát, tay kỷ sư bỗng quay lại cuộc tìm kiếm của chúng tôi. Tôi nói đấy là việc lớn nhất của cuộc đời chúng tôi, nên bất cứ giá nào cũng phải đạt cho bằng được. Đi tìm con nước đầu nguồn con sông ấy là chuyện bí mật của các vị, chẳng dám bàn, chỉ muốn hỏi là các vị định đi tìm nó ở đâu? Tôi nói là ở nơi phát xuất bất cứ sông suối nào đổ về con sông quê nàng. Sông có phụ lưu sông, phụ lưu thì có chi lưu, như vậy là phải đến tất cả các đầu nguồn sông suối? Anh ta hỏi. Tôi nói chỉ cần nhìn thấy nơi phát xuất của mỗi một con nước đầu nguồn là đạt được điều chúng tôi mong muốn. Chuyện khởi đầu của sự vật là chuyện vô cùng rắc rối trong sự hiểu biết của con người, nó, cái chỗ bắt đầu của muôn vật ấy, cái nguyên do của tồn tại ấy,
cũng là thứ nguyên do xua đẩy con người vào chỗ thù hằng nhau. Anh ta nói. Và bắt đầu miêu tả, theo cái cách của anh ta, đường đi của con sông chảy qua quê nàng… Ta nói nước con sông ấy phát nguồn từ ngọn núi ấy là chỉ mới nói theo cách qui chiếu theo mặt đất, nhưng nước ao hồ sông suối là kết quả của cuộc luân hồi định mệnh vòng vo lên trời xuống đất của nước nơi biển cả, nhưng biển cả lại là kết quả của một cuộc bể dâu hằng tỉ năm về trước, cuộc bể dâu bắt đầu bằng công
cuộc nung nấu đất trời, phải đến vài trăm triệu năm sau cuộc nung nấu đó mới chịu nguội đi, để cho nước từ đất mới thoát được lên trời, và còn phải tốn thêm bảy tám trăm triệu năm nữa để cho mưa tạo ra biển cả, người ta đã đo đếm được trận mưa kéo dài bảy tám trăm triệu năm ấy là
xảy ra gần bốn tỉ năm về trước, có nghĩa, con nước đầu nguồn của con sông bắt đầu đổ vào sông ấy là đúng vào hôm cách nay gần bốn tỉ năm. Tôi hỏi có phải như thế là phải quay về quá khứ mới nhìn thấy được con nước đầu nguồn? Còn nàng thì hỏi làm cách nào để quay về quá khứ?
Tay kỷ sư bảo những tra vấn kiểu ấy thì chỉ chính tồn tại mới giải đáp nổi. Cuộc khảo sát về tồn tại do anh ta đề xướng lại giáng vào tôi với nàng một đòn chí mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét