Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

25 thg 9, 2018

Đôi Bàn Chân


Truyện ngắn KIỀU GIANG
Năm tôi lên ba , mỗi lần mẹ tôi ra ruộng cấy, bà thường đem gửi tôi cho cô Xuân , chỉ cách nhà tôi cái giậu dâm bụt. Ở miền Trung, tháng Mười, trời rét và chịu những cơn mưa đông tầm tã, có khi kéo dài đến cả mươi ngày, nên cô Xuân chẳng dám thả tôi ra nửa bước vì cô sợ tôi bị trượt chân, ướt lạnh.

23 thg 9, 2018

Đời Trên Đỉnh Gió


Kiều Giang
Một thuở mây trời lận đận,
lá thu hôn bước chân người,
khoảnh khắc em về lụa gấm,
phố vui mặc áo thiên thần.
Thao thiết trên “đồi gió hú”,
mắt khuya chờ đợi thiên thần,
lãng du đỉnh trời dung thứ,
đa mang một kiếp lỗi lầm.
SG 18-7-2018

18 thg 9, 2018

Chuyen muc nhung dieu trong thay: Co Nuoc Nao Nhu Nuoc Ay Khong?

Kieu Giang
Trung Quốc làm 1km đường cao tốc tốn 1triệu USD, Mỹ mất 2triệu USD, còn Việt Nam mất 28Triệu USD! Xin mời các bạn đọc các số liệu biết nói do chính thanh tra nhà nước VN cung cấp cho báo chí đuợc BBC trích đăng lại.

11 thg 9, 2018

Ở Cuối Con Đường Tội Lỗi

Truyện ngắn Kiều Giang
Đêm nay, bầu trời nghĩa trang thật lạ. Âm khí lạnh toát. Ánh trăng thượng huyền nhợt nhạt, xanh xao, ngập ngừng hôn lên những giọt sương còn vương trên những lá cỏ bơ phờ, thỉnh thoảng tiếng gió rít qua khe mộ, như tiếng rên của thời gian mấy ngàn năm, thổi qua mặt hắn.
Từ một năm nay, hắn đi tìm nhặt thứ ký ức hoang vu trên ngọn sóng thời gian còn sót giữa đôi bờ hư thực, mà hắn cố hình dung ra thứ chân lý của cõi trần, được mất hơn thua, lâu nay vẫn chìm sâu trong mớ hổn độn của tư duy sinh diệt, còn có ai đó hát lên nỗi bất trắc khôn cùng của niềm tin đã đi qua đời hắn, đi qua linh hồn của loài cuốc từng đêm thống thiết kêu gào giữa cái nghĩa trang hoang lạnh, cho đến khi loài linh điểu gục chết trên vũng máu.

2 thg 9, 2018

Cái Bóng Đen Trên Dòng Sông Như Nguyêt


Truyện ngắn Kiều Giang
1. Vùng biên cương phía Bắc , trời đã vào tiết thu, sương đêm phủ kín núi rừng. Sông Như Nguyệt, mùa nước bắt đầu lên, tung bọt trắng xóa từ độ cao hơn ngàn mét, vẫn lặng lẽ, âm thầm một dòng chảy muôn đời hướng về Thăng Long, còn lòng của Lê Chiêu Thống thì ngổn ngang trăm bề. Vị vua cuối cùng của nhà Hậu Lê đăm đăm nhìn dòng sông đêm cuồn cuộn, rồi chua chát :“ Đã ngót ba trăm năm mươi năm, từ ngày tiên đế Thái Tổ nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử để đuổi giặc Ngô, dựng nên một thời Hoàng Kim cho nước An Nam ta, cứ ngỡ triều đại nhà Lê đã “sâu rễ bền gốc”, giữ mãi muôn đời cơ đồ xã tắc, nào ngờ…” . Lê Duy Kỳ nghĩ đến đó rồi không dám để cho dòng suy tư chảy tiếp. Cái se lạnh của vùng Kinh Bắc cùng với cơn quẩn bách của thế cuộc, làm cho đôi vai của vị vua hai mươi ba tuổi triều Hậu Lê khẽ rung lên, vẽ một nét mờ nhạt vào không gian, dưới ánh đèn dầu leo lét trong mái lá ven sông. Trong bộ áo dân dã, ngài ngậm ngùi quay sang tham tri chính sự Lê Duy Đản và phó đô ngự sử Trần Danh Án: