Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

29 thg 7, 2012

Cupid Và Psyche - Thần Tình Yêu Thua Chân Dài ( Kỳ 1 )


Pha Lê

.
Mấy bài học gần đây toàn dính tới chết chóc, đọc vừa thấy thảm vừa thấy buồn. Chúng ta đã học xong tiểu sử của các vị thần cỡ bự của đỉnh Olympia rồi, hãy chuyển sang học các vị thần con con thôi. Để thay đổi không khí, xin kể một tích thơ mộng, đầy tình cảm.
Đó là tích Cupid và Psyche. Đây là tích cực kỳ phổ biến, ai không biết nhiều thì cũng biết lờ mờ. Chính ra nó không phải tích Hy Lạp mà là tích của La Mã. (Còn nhớ không? Cupid xuất hiện ở thời La Mã, bên Hy Lạp chỉ có Eros, cậu này không phải con trai Venus, mà là con của Chaos). Nhưng tích này rất nổi tiếng, không học không được.

24 thg 7, 2012

Ta Đi Tìm Em

               Thơ KIỀU GIANG

 


 Rồi một ngày ta đi tìm em 
Và một đời ta đi tìm em
 


Ta đi tìm em - quanh chiều rơi 

Ta mơ tình em – xanh rừng sâu 
Em ơi chờ nhau – mưa vòm cao 
Em đi về đâu – hoang mùa ngâu
Ta đi tìm em – nơi nguồn suối giang đầu

Tôi đi tìm em trong đời tôi

Tìm mãi vào cuối đêm sâu
Tìm mãi về tận mai sau


Em là mưa thì thầm rơi ngoài hiên

Em là hoa ngại ngần nơi rừng khuya
Em là trăng dịu dàng trên đường xưa
Em là bầu trời sau những cơn mưa

Em là mắt triều dâng trong chiều nay,

Em là khúc chiều hoang trong vòng tay,
Em là nắng chiều loang trên bờ vai,
Em là mắt là môi đang chờ ai,


Em là bóng hình tôi trong đêm dài
Em hỡi, ta tìm em nơi đâu
Trên cõi đời này?!

22 thg 7, 2012

 Cơ thể lưỡng tính xuất hiện vì một tình yêu cuồng loạn 22. 07. 12 - 2:24 am

Pha Lê

.
Người Hy Lạp xưa luôn dùng tích để giải đáp các hiện tượng tự nhiên và rất nhiều các vị thần, nàng tiên cũng gắn liền với thiên nhiên. Chẳng lạ gì khi những người bị mắc chứng bệnh nhị hình bẩm sinh (intersex – cơ thể bán nam bán nữ) cũng có thần bảo trợ. Một phần lý do cũng là vì hồi đó không ai hiểu nổi bệnh nhị hình nên đã gán sự tồn tại của nó với thần thánh. Tên của vị thần bảo trợ này là Hermaphroditus.
Hermaphroditus là tên ghép từ bố và mẹ, có nghĩa bố của anh này là sứ giả Hermes, còn mẹ là thần sắc đẹp Aphroditus (tên La Mã: Venus). Anh này, theo lời tả, là một vị thần có cánh, búi tóc dài giống phụ nữ, có ngực có eo, nhưng bộ phận sinh dục lại là của đàn ông.

21 thg 7, 2012

Chuyện Mộ chôn Hàng Vạn Quân Minh Giữa Cánh Đồng Mồ


SGTT.VN - Vừa “ẵm” được chức Chinh Di tướng quân, Tổng binh Thông đã ra oai vỗ ngực tự cho rằng có thể đánh tan tác quân Lam Sơn giải vây cho quân Minh co cụm ở Đông Quan.
Nào ngờ một cuộc hành quân bão táp với 15 vạn người, “dài đến mười dặm, mũ giáp lòa trời, cờ tàn rợp nội, tự cho là đánh một trận có thể quét sạch quân ta” (Lam Sơn thực lục) lại trở thành trận thất bại đến nỗi “nhơ để ngàn thu”. Sau mùa đông năm ấy, trận Tốt Động lẫy lừng được ghi vào sử sách, và cánh đồng Mồ chất chồng xác giặc nay vẫn còn đây.
Lượng - Hiệp bay đầu Vương Thông tháo chạy
Tranh minh hoạ trận đánh Tốt Động lịch sử 1426. (tác giả: khuyết danh) 
Đã lùi xa lắm rồi cái thời vó ngựa binh đao quần thảo, dáo mác xâm lăng nhưng vẫn còn rõ lắm trang sử hào hùng chói lọi của dân tộc ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang.

11 thg 7, 2012

Những Vần Thơ Cho Quỉ


Lý Thường Kiệt với bài thơ hịch: Nam Quốc Sơn Hà (Tuyên ngôn độc lập)

alt
(Hình 16) Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, Tuyệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư, Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm, Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư.
        
 Ta lấy máu của tim ta
để viết những vần thơ cho quỉ
Những vần thơ từ bao thế kỷ
nay rồi…
Những vần thơ trên quê hương tôi
Những vần thơ tan vào núi – sông - cỏ - cây để yêu từng tất đất

Hai Bà Trưng phải trầm mình trên dòng Sông Hát
Ba năm độc lập
Quý biết nhường nào!
Tổ quốc muôn đời vẫn ở trên cao
Cả ngàn năm không ngày nào dân ta không đánh giặc

Những con quỉ đi lên từ phương Bắc
Từ Hán Ngô…Đường Tống đến Nguyên Thanh
Máu của dân ta hồng, nên trang sử vẫn xanh
Rồi giặc phương Bắc phải cúi đầu nhận tội.

Và lịch sử biết rằng có khi phải đứng đợi
Những anh hùng tiếp nối đất trời Nam
Hỡi Ngô Quyền - Sông Bạch Đằng đã hát mấy ngàn năm
Người anh hùng nước Nam làm kinh thiên Tống quốc

Ngàn năm Bắc thuộc,
Bao nhiêu máu xương của loài xâm lược
Cũng không lấy được một tất đất của dân Nam.
Nhưng chưa bao giờ chúng từ bỏ lòng tham
Lại thêm một ngàn năm chúng phải ôm đầu máu

Hỡi Rùa Thiêng đã trao Người gươm báu
Mười năm, Liễu Thăng, Lý Khánh cùng đám tướng Minh phải rơi đầu
Có ai ngờ đội viễn chinh cày nát nửa châu Âu
Thành Cát Tư Hãn và bọn cháu con phải cúi đầu trước Trần Quốc Tuấn
Bọn giặc Nguyên Mông đến ba lần ôm hận
Mà khi ngửa mặt lên chúng vẫn chưa thấy Mặt Trời
Để muôn đời làm lũ ma trơi
Hồn vất vưởng nơi trời Nam anh kiệt

Bốn ngàn năm hỡi Hồn Thiêng Đất Việt
Chưa bao giờ Người phản bội cháu con
Cho đến bây giờ một dải non sông
Vẫn sừng sững giáo gươm đề phòng quân bành trướng
Mười sáu chữ vàng chỉ là danh chúng mượn
Để che mắt thế gian

Chúng bay nhân danh văn minh
để làm điều man rợ
Chúng bay muốn tồn tại
Sao lại muốn đi hủy diệt con người
Thế giới đã qua thế kỷ hai mươi
Chứ không còn thời ăn lông ở lỗ
của bọn Hán Tống Minh Thanh
Chúng bay vẫn luôn mồm là “xã hội chủ nghĩa anh em”
Mà sao lại muốn cướp cơm của bạn
Lại muốn làm đại Hán
Thè lưỡi bò toan liếm hết Biển Đông
Rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Rành rành đất ta đang ở
Biển ta đang sống
Lũ chúng bay ngang ngược muốn cướp trắng được sao
Chắc chắn cả loài người văn minh
Không bao giờ cho lũ chúng bay làm điều phi nghĩa
Lũ chúng bay hãy về lật từng trang sử
Đừng làm loài quỉ
dật dờ, vất vưởng đất trời Nam.
                 KIỀU GIANG

9 thg 7, 2012

Đôi Bàn Chân


                                                               

                                                      Tản văn của KIỀU GIANG
       





    Năm tôi lên ba tuổi, mỗi lần mẹ tôi ra ruộng cấy, bà thường đem gửi tôi cho cô Xuân , chỉ cách nhà tôi cái giậu dâm bụt. Ở miền Trung, tháng Mười, trời rét và chịu những cơn mưa đông tầm tã, có khi kéo dài đến cả mươi ngày, nên cô Xuân chẳng dám thả tôi ra nửa bước vì cô sợ tôi bị trượt chân ướt lạnh. Cô làm nghề kéo sợi dệt vải bông. Cô rất khéo tay, hình như cô làm được tất cả các khâu từ khi mua bông về,kéo sợi,…cho đến khi dệt xong một cây vải đem ra chợ bán. Mỗi lần cô quay chỉ, một tay đẩy bàn quay, tay kia cầm con cúi bông thả chỉ vào cuộn. Cô bắt tôi phải ngồi chết dúm trong lòng cô, lưng áp sát vào cái bụng bầu ( cô đang mang thai 8 tháng), mắt tôi đăm đăm nhìn cuộn chỉ quay tít. Thỉnh thoảng tôi thấy hình như có một cái chân vô hình thật bé đạp nhẹ vào lưng tôi. Tôi ngước mắt lên nhìn cô Xuân  , cô hiểu ý, giải thích: “Em ở trong bụng cô, nó đạp con đấy”. Tôi cảm thấy rất tù túng khó chịu nhưng không dám đòi đi chơi vì sợ cô mách mẹ đánh đòn.

7 thg 7, 2012

Diễn từ nhận giải Nobel hoà bình của bàAung 

San Suu Kyi


SGTT.VN - Cách đây đã rất lâu, có khi tưởng như trong nhiều kiếp trước, tôi ở Oxford ngồi nghe chương trình Desert Island Discs trên đài phát thanh với con trai tôi, cậu bé Alexander. Đây là một chương trình rất phổ biến (và hình như vẫn còn tiếp tục ) phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng đủ mọi thành phần về những gì họ sẽ chọn nếu được mang theo đến một hoang đảo 8 đĩa hát, một quyển sách ngoài Thánh kinh và toàn bộ tác phẩm của Shakespeare, và một vật xa xỉ.
Bà Aung San Suu Kyi đến đọc diễn từ trước những người ủng hộ bà trong chiến dịch tranh cử năm 2012 tại thị trấn Kawhmu nơi bà ra ứng cử. Ảnh: Wikipedia 
Hai mẹ con thích thú nghe và khi chương trình chấm dứt, Alexander hỏi tôi có nghĩ là ngày nào đó sẽ được mời lên nói ở Desert Island Discs không. “Tại sao không?”, tôi trả lời vui. Alexander, vì biết là chỉ có những người nổi tiếng mới được mời lên tham dự, nên thật tình hỏi tôi nghĩ là được mời với lý do gì. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi trả lời: "Có thể vì mẹ được giải Nobel văn chương” và hai mẹ con cùng bật cười. Viễn tượng ấy đẹp thật đấy nhưng cũng rất xa vời.

5 thg 7, 2012

BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KỲ

http://dongson1.info/




Cách đây mấy năm, mình đi du lịch Trung Quốc. Trên đường đi, anh hướng dẫn viên người bản địa, nói tiếng Việt như ranh kể chuyện vui... Người Trung Quốc cho rằng đất nước họ hình con kê (gà). Nếu mất Tây Tạng thì con kê đó gầy như suy dinh dưỡng, nghèo đói là cái chắc. Xem ra toàn bộ cổ cánh và phần hậu màu mỡ đều là khu tự trị. Nào là Nội Mông, Hồi Ninh Hạ, Tây Tạng, Tân Cương...đã giúp có được Trung Quốc ngày nay. Tự trị Quảng Tây như quả trứng vàng dưới bụng no căng...Hihi...Lại lời người xưa, vùng ấy, mấy lị Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến hình như cùng với nước Việt làm thành cái đùi gà thơm phức, béo ngậy. Lí giải tại sao mấy nơi này hay có bạo loạn, xích mích khiến Bắc Kinh đau đầu. Sẽ còn bất ổn dài dài vì đó là đất đi cướp khi con người đã biết đến văn minh, hòa hiếu. Mình chả biết gì phong thủy nên không hiểu suy luận của người xưa về việc này? Gà suy dinh dưỡng thì biết thế nào rồi đấy...Nhìn tấm bản đồ TQ qua các thời kì thì thấy con gà đó được thay đổi da thịt từng thời kì cho đến lúc này thì đang có nguy cơ béo phì...Bệnh béo phì (theo y học hiện nay) còn khó chữa hơn cả suy dinh dưỡng. Thế mới khổ...
Nước Việt mình khác gì cái chân gà. Thêm Laos, Thailand, Camphuchia nữa thì con gà này có chân to quái dị luôn. Chả thế mà Mao chủ tịch muốn lấy hết mấy nước đó. Nhưng đến giờ con gà này vẫn không có chân. Thảo nào cứ hay bị nghiêng ngửa, chao đảo? Thảo nào mà chinh chiến liên miên để mong gà mọc chân? Vậy mà ở nước Việt những kẻ có quyền, có lực lại rắp tâm tự chặt chân dâng cho con gà đó. Phàm dùng chân khác thì lắp kiểu gì cũng không thể liền được, chỉ như đứng trên nạng. Chưa biết chừng đứng chả xong còn bị sụp bẹp tan thây...
Ngay trước mặt con gà có một cái ao lớn đầy nước và thức ăn. Lúc này gà đã ăn gần hết thóc dự trữ nó có, trong khi ao các nhà hàng xóm lại chứa tuyền những thức ăn ngon từ đáy ao lên đến mặt nước ngay trước mỏ gà, mà bảo gà nhịn không mổ, không uống nước sao được? Khổ thế...Mà phàm là gà thì có dạy dỗ, nói chuyện được không? Hay có bậc cao tăng, minh sư nào tụng kinh, giảng pháp trước khi giúp gà hóa kiếp làm người nhỉ?

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/cf/B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_h%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Trung_Qu%E1%BB%91c.png

Bản đồ Trung Quốc ngày nay.

PS: Có lần mình nghe ai nói, ở đảo Hải Nam vẫn còn làng người Việt lâu đời...Giá mà được đến đó tìm hiểu? Biết đâu có người đủ tài viết một tiểu thuyết nổi tiếng như "Cội rễ" nhỉ? Phải chăng nhóm người Việt đó là cư dân đầu tiên của hòn đảo này??? 
buudoan.com

Nhiều Học Giả Trung Quốc Lên Tiếng:" Đường Lưỡi Bò " Không Có Thật

Nhiều học giả Trung Quốc lên tiếng: “Đường lưỡi bò” không có thật
SGTT.VN - Trong khi giới tướng lĩnh “diều hâu” cứ leo thang gây hấn, đòi thực hiện chủ quyền trên biển Đông dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn”(“đường lưỡi bò”) thì nhiều học giả TQ vạch rõ con đường tự vẽ trên giấy này vô căn cứ.
Điều này có thể thấy rõ tại hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng (sina.com.cn), Trung Quốc tổ chức vào tháng 6-2012. Tại hội thảo này, một số học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã gióng lên những tiếng nói tỉnh táo, biết tôn trọng lẽ phải và sự thật.
Giáo sư Thịnh Hồng thuộc ĐH Sơn Đông thừa nhận một thực tế: quan điểm về chủ quyền lãnh thổ của người Trung Quốc là có “lệch lạc”. “Chúng ta không nên chỉ nghĩ lợi ích cho mình mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy tắc quốc tế” - giáo sư Thịnh Hồng nhấn mạnh.
Không có chứng cớ
Giáo sư Lý Lệnh Hoa 
Giáo sư Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc cho biết rất nhiều học giả Trung Quốc từng khẳng định “đường chín đoạn” là bản đồ không có thật bởi theo ông, “đường chín đoạn” này do Trung Quốc tự vẽ ra, không hề có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng không có chứng cứ pháp lý.
Giáo sư Lý nhấn mạnh trong tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc luôn thiếu chứng cứ. Dẫn chứng: Bắc Kinh luôn tuyên bố Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với bãi cạn Scarborough nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.
“Năm 1947, Trung Quốc đưa bãi cạn Scarborough vào đường chín đoạn, song không đưa ra được con số cụ thể về diện tích bãi cạn này. Trong khi đó, nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Kiểu lập luận này của Trung Quốc là khập khiễng và áp đặt, không thấu tình đạt lý và Philippines lên tiếng về chủ quyền là chuyện đương nhiên” - giáo sư Lý nói.
Do vậy, theo ông, “đường chín đoạn” chỉ do Trung Quốc đơn phương đưa ra mà không được quốc gia nào thừa nhận. “Khi vẽ đường ranh giới trên biển, chúng ta cần căn cứ theo quy tắc quốc tế, không thể nói căn cứ vào lịch sử, tình trạng giàu nghèo, nhân khẩu của đất nước. Đó không phải là chứng cứ” - giáo sư Lý phân tích.
Trong khi đó, sách giáo khoa Trung Quốc luôn khẳng định đây là vùng biển của Trung Quốc, vô hình trung cung cấp thông tin sai lệch cho người dân. Trong khi đó, một số tờ báo lớn như Thời Báo Hoàn Cầu lại luôn đưa tin về biển Đông một cách thiên lệch, kích động, khuynh loát dư luận, cứ động một chút là đòi “động binh đánh người”.
Ông kiến nghị cần phải giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), tuyệt đối không sử dụng vũ lực. Trung Quốc cần căn cứ vào UNCLOS để vẽ lại bản đồ biển đảo. “Trung Quốc không thể sử dụng “đường chín đoạn” như hiện nay để tuyên bố chủ quyền” - giáo sư Lý nhấn mạnh. Các nước ven biển Đông cần vạch rõ khu vực đặc quyền kinh tế trước rồi mới tính đến chuyện khai thác chung.
Là người chứ không phải là thú
Đường "lưỡi bò" 
Cũng đề cập “đường chín đoạn”, giáo sư Thời Đoạn Hoằng thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đang đánh lận con đen về đường này. “Toàn bộ biển Đông thuộc về Trung Quốc ư? Gần đây báo chí chúng ta cũng lập lờ về vấn đề này. Nếu nói toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc thì cả thế giới sẽ không chấp nhận đâu” - ông nhấn mạnh.
Từ góc độ một triết lý nhân sinh rất phải đạo, giáo sư Hà Quang Hộ, Viện triết học thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc, nhập đề: “Là người phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người chứ không phải loài dã thú sống trong rừng sâu. Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải tính đến lợi ích của người khác”. Đề cập vấn đề biển Đông, ông vạch rõ: “Nhìn vào bản đồ “đường chín đoạn” do chúng ta vẽ, người dân các nước sẽ phản ứng. Bởi nếu theo cái gọi là “đường chín đoạn” thì đường giới tuyến trên biển của Trung Quốc sẽ liếm tới đường bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tôi không tin các quốc gia khu vực sẽ chấp nhận bản đồ này. Nếu biển Đông bị vẽ thành một đường biển quốc nội như thế thì các nước có tuyến vận tải đi ngang biển Đông cũng không thể chấp nhận”.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên các học giả Trung Quốc lên tiếng nói cảnh tỉnh của mình đối với chính quyền và dư luận Trung Quốc. Vào tháng 6-2011, họ cũng đã nêu lên các ý kiến tương tự. Lần đó, giáo sư Lưu Giang Vĩnh thuộc ĐH Thanh Hoa đã nêu rõ Trung Quốc cần tuân thủ nguyên tắc “cùng hợp tác và phát triển”. Học giả Ngô Sĩ Tồn nhấn mạnh Trung Quốc phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nhà nghiên cứu Tiết Lực thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã cảnh báo nếu sử dụng vũ lực trên biển Đông, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sức ép to lớn từ cộng đồng quốc tế và như vậy, Trung Quốc đang tự tay hủy hoại môi trường thuận lợi và những cơ hội chiến lược để phát triển đất nước.
Theo Tuổi Trẻ

2 thg 7, 2012

Pleiku Và Em

  
          
 


Anh về phố núi Pleiku
Mưa tuôn nước ngập mắt mù dáng em
Hạt mơ nhỏ xuống tay mềm
Em đi ngày ấy đầy thêm dòng nhoà
Ngày vui sót lại câu thề
Chênh vênh anh gánh đi-về chiêm bao
Bây giờ nắng vẫn xôn xao
Áo xưa nhuộm thắm sắc màu thời gian
Biển Hồ lạnh giữa chiều sương
Pleime tím cả hôn hoàng nhớ em
Đời anh áo lấm bụi đường
Sợ mai đời lỡ làm vương áo người !
        
          Kiều Giang