Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

29 thg 6, 2013

Em Cười Giữa Tiếng Thu Rơi


                          Thơ KIỀU GIANG
alt
 Anh nhớ em…
trời đất cũng nhớ em
rượu không uống,
sao say mềm cơn gió
trăng bên này và trăng bên đó
Ở bên nào mắt mờ lệ hỡi em ?

Anh nhớ em,
ngày tháng sẽ lãng quên
ai làm chứng,
ân tình ta nguyện ước ?
trăng trước mặt, anh ngỡ em kiếp trước
thoảng bên tai, gió cũng hát ân tình

Anh chờ em
đời khẽ hé môi xinh
thu nhạt nắng
vàng thơm cây trút lá
rừng không khép
mắt thu vàng tuổi nhớ
Anh thì thầm… thương tiếc tóc chiều phai

Anh yêu em
cho biển  rộng sông dài
Và yêu cả tay nhọc nhằn  năm tháng
Em ở đâu,
tiếng cười nghe lãng đãng
giữa hồn anh và giữa tiếng  thu rơi.

22 thg 6, 2013

Chỉ Còn Thơ Với Em

            Thơ KIỀU GIANG
  PINTURAS
 
Nặng bến sông Tương , hồn níu hồn 
Một chiều ta chết giữa môi hôn  
Trên cao mở khép lung linh nguyệt  
Ngây ngất hương trầm, em nhớ không
 
Duyên đã chờ  nhau mấy kiếp trần  
Cho tình ta trắng nợ phù vân  
Mai sau, trăng có về muôn nẻo  
Mở cửa  thiên đàng, anh đón em
 
Đêm qua ta khát niềm ân ái  
Ngực sát, vai kề, môi với môi  
Trong mắt em cười, thu chẳng nói  
Và sáng như ngàn tinh tú kia
 

Một phút  em xa, lạnh mấy đời   
Thu vàng gục chết ở đôi nơi  
Lá thu rụng xuống đầy tay mộng  
Xác gửi trôi về lạnh biển khơi
 

 Ngày ấy em đi, biển hẹn thề  
Lời người còn đọng giữa cơn mê 
Nhớ ai, ta gửi ngàn sao mộng  
Muôn kiếp chỉ còn thơ với em. 
     SG 14/6/2013

19 thg 6, 2013

Vẫn Đợi Chờ Em

alt
           Thơ KIỀU gIANG

Nếu chiếc lá xanh trên cành chiều nay không vàng úa  
thì lấy đâu màu mắt lụa đang lung linh trên gương mặt
yêu thương của em để anh đắm đuối lặng nhìn.
 
Nếu mặt trời không tắt hoàng hôn thì làm gì có ánh bình minh
trên tay em cho anh nâng niu buổi sáng
và anh được hôn lên chút tình lãng mạn của đêm
 
Phố bây giờ chẳng cần mùa xuân vì tóc mùa thu của em
là tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa. Anh đi trong thương nhớ ngàn đời
vì tóc ấy mùa thu.
 
Không biết em có nghe được tiếng thở dài của anh
khi anh thấy những nếp nhăn trên vầng trán em, nhớ mong nuối tiếc.
Em đẹp như  ánh sao băng đang nghĩ mình thua thiệt, giữa trời xanh.
Vâng , tất cả đều mong manh.
 Mong manh như tình yêu của anh đang hòa trong hơi thở của đất trời
từng giây phút kiếm tìm em.
 
Anh muốn là mây lang thang trong bầu trời đêm
để hiểu hết nỗi cô đơn của những ngày không em
giữa trần gian trơ trọi
 
 Cánh buồm anh nghiêng chao trong biển  em màu mắt biếc
Cát bụi nào tha thiết giữa trần gian
Và  những chiều, những sáng không em, thì ai hiểu được con tim anh
lúc nào ngã gục,
nhớ thương nặng cả đất trời…
 
Thuyền tình anh lênh đênh giữa biển khơi
đêm nay khi ánh sao trời cuối cùng vụt tắt
anh vẫn nhủ thầm có những bóng hình xa lắc
đợi chờ nhau.
     KG 15/6/2013

17 thg 6, 2013

Ai Đã Thực Sự Tìm Ra Chữ Quốc Ngữ

Đỗ Xuân Đạm 






Đã đóng lại bài viết về hai cụ Hàn Thuyên và Alexandre De Rhodes mà trong lòng cứ mãi lấn cấn vì vẫn chưa làm rõ được chữ Quốc ngữ ra đời ở đâu, năm nào và còn những ai thực sự đã có công với chữ Quốc ngữ?

Điều đó làm tôi tịt mạch mấy tháng nay không viết thêm được bài nào nữa.
Để thoát khỏi tình trạng bế tắc đó, đành bỏ thời gian lục tìm tứ tung để thoả mãn cái tật gàn dở của mình.
Và đây là điều tôi tìm ra,

Chữ Quốc ngữ ra đời năm 1622 trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, do công của người giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco De Pina (1585-1625), tại xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn.
Francisci De Pina là giáo sĩ tiên phong đến Đàng Trong năm 1617, nhờ thông thạo tiếng Nhật và chữ Hán, ông dễ dàng học nói tiếng Việt, học đọc chữ Nôm, nhưng thấy các giáo sĩ khác gặp khó khăn trong việc học chữ Nôm nên đã dựa vào bảng mẫu tự La Tinh, ông Nguyễn Đình Đảng thời cho rằng là dựa vào từ mẫu tự Rô-Măng, tôi thiển nghĩ mẫu tự Roman cũng từ nguồn gốc Latin mà ra, để ghi âm tiếng bản xứ.
Năm 1624, sau khi đã xếp đặt thành hệ thống, có cả phần tóm lược về văn phạm, ông mở lớp dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ muốn đến truyền giáo tại Việt nam, ông cũng tự viết bài giảng bằng thứ chữ này để trực tiếp truyền đạo, nhưng không may, tháng 12 năm 1625 ông bị chết đuối ở cảng Đà nẵng.
Sau cái chết của Pina những giáo sĩ đã học tiếng Việt với Pina tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chữ viết nầy là giáo sĩ Gaspar De Amaral (1549-1646) – tác giả tự điển Việt-Bồ, giáo sĩ Antonio Barbosa (1594-1647) – tác giả tự điển Bồ-Việt, giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1591-1660) – tác giả tự điển Việt-Bồ-La tinh.
Trong đó chỉ có một mình A.D.Rhodes là người Pháp (ông sinh ở vùng Avignon)
Đúng như TS. Nguyễn Tường Bách đã nhận định:
“Mục đích ban đầu của chữ quốc ngữ là để cho các nhà truyền giáo nói được tiếng Việt và giao tiếp với cộng đồng tôn giáo của mình bằng chữ viết. Về sau, khi các nhà cai trị người Pháp đến Việt Nam, họ cũng không kham nổi chữ Hán lẫn chữ Nôm. Giải pháp thuận tiện của người Pháp là buộc mọi người Việt Nam phải sử dụng chữ quốc ngữ và có lẽ đó cũng là lý do tại sao vai trò của Alexandre de Rhodes được nêu bật.
Vì là sản phẩm của bọn Tây di, nên chữ quốc ngữ bị giới sĩ phu tẩy chay.
Chữ nôm còn bị chê là nôm na mách qué, thời cái thứ chữ do bon Bạch quỉ chế ra này các cụ có mà thèm để mắt!
Sau đó nó còn là công cụ của thực dân Pháp trong việc cai trị.
Lại vì nó mà cả một nền Nho học với bao công lao dùi mài kinh sử trở thành vô dụng nên thứ chữ này càng bị khinh ghét.
Nhưng sự tiện dụng và sức sống mãnh liệt của chữ quốc ngữ càng ngày càng lộ rõ, càng thắng thế.
Năm 1915 vua Duy Tân bãi bỏ chế độ thi cử cũ ở Bắc kỳ.
Năm 1918 vua Khải Định bãi bỏ thi cử cũ ở Trung kỳ.
Năm 1919 vua Khải Định chính thức đóng cửa các trường dạy chữ Nho.
Ngày 18-9-1924 Merlin, Toàn quyền Đông dương ký nghị định đưa chữ quốc ngữ vào dạy trong 3 năm đầu bậc Tiểu học.
Nền Nho học cáo chung, chữ Quốc ngữ lên ngôi.
Nào có gì lạ cái chữ nho 
Ông nghè, ông cống cũng nằm co 
Sao bằng đi học làm ông Phán. 
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò 
(Chữ Nho) – Tú Xương
Người Bồ Đào Nha khai sinh ra chữ Quốc ngữ, người Pháp ép dân ta dùng chữ Quốc ngữ.
Nhưng truyền bá và trau chuốt cho chữ Quốc ngữ được như ngay hôm nay công lớn nhất phải thuộc về những người tiên phong tiêu biểu như: Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh… cùng với họ một đội ngũ tân học ngày càng đông, nhiều tài năng, đầy nhiệt huyết và dũng cảm.
Những người con ưu tú đó đã được nhớ ơn, được tôn vinh bằng những tên đường trong đô thị.
Vậy mà trong những người đi đầu ấy, có một người hình như bị bỏ quên.
Một người có tư cách sáng chói, có trí thông minh và chí tự học siêu việt, từ thân phận một thằng nhỏ 8 tuổi chưa biết chữ kéo quạt tại trường Thông ngôn Yên phụ-Hà nội, năm 14 tuổi đã đỗ thủ khoa lớp thông ngôn của chính trường này, là người Việt đầu tiên được gia nhập Hội Nhân quyền Pháp, người đầu tiên xuất bản tờ báo bằng chữ quốc ngữ ờ Hà nội, tờ Đại nam Đăng cổ tùng báo, người đầu tiên dịch các tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt, người đầu tiên dịch truyện Kiều sang tiếng Pháp, người đứng đơn xin mở trường Đông kinh nghĩa thục (Cụ Lương Văn Can làm hiệu trưởng), người chống quân chủ lập hiến kiểu bù nhìn đòi thành lập nền Cộng hoà, người mà trong lời tựa bản dịch Tam quốc chí đã viết “Nước Nam ta mai sau này hay, dở cũng là ở chữ quốc ngữ”, người 2 lần từ chối Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp, người mà lúc chết trên thuyền độc mộc ở sông Sê-băng-hiêng, Sê-pôn – Lào, hai tay vẫn cầm cây bút và quyển sổ với phóng sự đang viết dở dang “Một tháng với những người tìm vàng”.
Người tự cho mình là người man di hiện đại.
Một người mà người Pháp đánh giá là thiếu tính tự ti của dân nhược tiểu.
Người đó là Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh.
Một người xuất chúng và có công lớn với nền văn hoá hiện đại của nước nhà như thế mà mãi tới năm 1999 tên người mới được đặt cho một con đường ở phường 4 quận Tân Bình.
Còn tại Hà nội quê ông thời vẫn chưa có con đường nào mang tên ông…
Sài gòn 12-5-2013
ĐXĐ
Nguồn:  http://trelangkienviet.com/2013/06/16/ai-tim-ra-chu-quoc-ngu/ 

14 thg 6, 2013

Phân Tâm Học Trong Tiểu Thuyết Đô Thị Miền Nam: Trường Hợp THANH TÂM TUYỀN


Lời dẫn của dịch giả Cao Việt Dũng:
Đã đến lúc, văn học miền Nam cần được thực sự nhìn nhận và đánh giá. Năm 2013 này sẽ là năm của nghiên cứu văn học miền Nam.
Cùng vài đồng nghiệp, chúng tôi đi vào một số vấn đề của văn học miền Nam, những vấn đề văn học sử, hoặc sẽ là tiểu luận chi tiết như bài dưới đây về văn xuôi Thanh Tâm Tuyền của nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương (bản thảo ban đầu xem ở đây), hoặc những sưu tập và chỉ dẫn về tư liệu. Rất mong được giúp đỡ thêm từ phía các nhà sưu tầm và nhất là những người từng có trải nghiệm trực tiếp với văn học miền Nam 1946-1975.
Trang phebinhvanhoc.com.vn do nhà nghiên cứu Trần Thiện Khanh chủ trương cũng sẽ hỗ trợ thêm. Hiện nay trang “Phê bình văn học” cũng đã đăng tải một khối lượng tư liệu lớn.
Các nghiên cứu sẽ dựa trên tư liệu thực tế, sục vào các kho tư liệu công hoặc tư, sử dụng các công trình từng có của các nhà nghiên cứu đi trước với tinh thần cầu thị nhưng không dễ dãi chấp nhận mọi thứ.
Mở đầu bằng Thanh Tâm Tuyền và Sáng tạo hẳn là một khởi đầu hợp lý, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một nhóm văn chương từng có tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn trong văn học miền Nam trước 1975; cùng vệt này có thể tìm được một số tư liệu có sẵn trên blog http://nhilinhblog.blogspot.com, đặt ở các label thanh-tam-tuyen, mai-thao, sang-tao.
*
Phân tâm học trong tiểu thuyết đô thị miền Nam: Trường hợp Thanh Tâm Tuyền

Nguyễn Thị Bình – Đoàn Ánh Dương

Phân tâm học được biết đến ở Việt Nam khá sớm, ngay từ văn học tiền chiến, ở cả trong sáng tạo và diễn giải văn học(1). Tuy nhiên, thời kì đất nước bị phân đôi, phân tâm học được nhìn nhận cơ bản không giống nhau ở hai miền Nam, Bắc.

11 thg 6, 2013

 LặNg Lẽ SuỐi NgÀn
       Thơ KIỀU GIANG
alt            
Ta làm một gã hát rong
lang thang trong tầng ảo giác
đi tìm em mờ cõi thiên thu
 Chênh vênh một kiếm khách mù
nghe hơi thở em qua lời của gió...
thiên đường bỏ ngõ mênh mông
 
Ta đi tìm em bên bờ  trăng
Trong nỗi bâng khuâng của đêm ba mươi u tịch
ta yêu khu rừng em như yêu vầng trán thiên thần
Ta ôm chặt tháng năm bềnh bồng khao khát
Em mở dần sa mạc giữa hồn ta
 
Ta đi tìm lại quê hương em giấu trong tim
em đứng giữa thiên thanh phẩm hạnh trắng ngần
ta mân mê nếp áo thanh tân trong hồn em trinh bạch
đâu có ai hay nỗi cô đơn lại lớn mãi trong hồn
 
Vầng trăng sầu muộn chết cuối hoàng hôn
Thây trôi đi tìm em nơi biển thẳm
Tình ta muôn dặm
 lặng lẽ suối ngàn
 
Ta ngồi đếm chiều hoang
gió thổi bay đi những ước mơ chưa kịp tượng hình
em chỉ cho ta một sợi nắng bình minh
ta giấu ở bên kia bờ viễn vọng
mai này ướt sũng những mùa trăng…

6 thg 6, 2013

từ ĂN CẮP đến ĂN CƯỚP

Chính luận của KIỀU GIANG

Sau cái giấc mơ “đại nhảy vọt” , với việc “ đại công nghiệp hóa”  nước Trung Hoa “vĩ đại”  với  hàng triệu lò luyện kim bằng than củi trên khắp đất nước  của cố chủ tịch MAO TRẠCH ĐÔNG   bị phá sản, thì nước TRUNG HOA CỘNG SẢN như hoàn toàn rơi vào khủng hoảng, bế tắt. Tầng lớp trí thức ở thành thị hoang mang , mất niềm tin, uất hận vì phải sống trong tù ngục của tư tưởng, ở nông thôn, nông dân cùng kiệt đói khổ vì cái chính sách tập thể hóa đất đai, biến nông dân thành những con bò chỉ biết kéo cày, nếu như không có những nhà tù và những họng súng khát máu của chế độ tàn bạo của MTĐ( theo một sử gia người Đức thì MTĐ đã trực tiếp hoặc gián tiếp giết hơn 70 triệu người Trung Hoa trong mấy mươi năm cầm quyền) , thì 600 triệu  dân Trung Hoa đã nổi dậy phá tan cái gông cùm khổng lồ đang được kéo đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Trong nội bộ chóp bu của đảng CỘNG SẢN thì tranh giành quyền lực, thanh toán lẫn nhau một cách khốc liệt.  Cuối cùng, ĐẶNG TIỂU BÌNH (CÁI BÌNH NHỎ) thắng thế nhảy lên lãnh đạo nước TRUNG CỘNG bế tắt, u tối,rên xiết, hoang tàn.


2 thg 6, 2013

Khi Trò Hiếp Dâm Của ZEUS Sinh Ra Châu Âu


Pha Lê  dịch
Đồng bạc 2 euro này có khắc hình một cô gái và một con bò. Tại sao vậy nhỉ? Liên quan đến tích Hy Lạp đấy.

Mấy trò hiếp dâm của ông Zeus thì đa phần hại nhiều hơn lợi, nhưng lâu lâu thói hám gái của ông thần này cũng đem lại kết quả tốt, nổi tiếng nhất trong số đó là tích về nàng Europa.
Theo Homer thì Europa là con của vua Phoenix, nhưng truyền thuyết dân gian thì nói nàng là cháu nội của thần biển Poseidon. Một đêm nọ, Europa nằm mơ; trong mơ nàng thấy hai châu lục dưới lốt hai người phụ nữ. (Trong tiếng Anh, các châu lục luôn thuộc phái đẹp, được gọi là “she” chứ không bao giờ “he”. Truyền thống bắt nguồn từ đây chăng?). Tuy tích không kể rõ nhưng chắc một nàng là hiện thân của các vùng Tiểu Á (vùng này đúng ra không phải châu lục, nhưng cách tính hồi xưa nó vậy, dân Hy Lạp lúc đấy vẫn còn mập mờ về Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi), nàng còn lại là hiện thân của một châu lục không tên tuổi. Nàng Tiểu Á phán rằng: Europa là của tôi, cô ấy sinh ra tại đây. Nàng kia độp lại: Europa sinh ở đâu không quan trọng, vì Zeus sẽ đem Europa trao cho tôi.
Tỉnh dậy, Europa bối rối, chẳng hiểu gì hết. Suy nghĩ một lúc thì nàng đâm bực, không ngủ tiếp được nữa; thế là nàng kêu đám bạn gái (toàn con nhà quý tộc) ra bãi biển gần đó để hái hoa giải sầu. Cảnh tượng những chân dài tươi rói đùa giỡn, hái hoa bắt bướm lọt vào đôi mắt xanh lè của Zeus. Vốn mê gái, ông thần chấm ngay Europa – người xinh nhất trong các chân dài. Thế là ông biến thành một con bò đực màu trắng toát, mon men đến chỗ các nàng đang đùa giỡn, và ngồi xuống trước mặt Europa.
Europa thấy con bò xinh quá, không cầm được lòng, nàng leo lên lưng nó.
Một chiếc bình cổ có hình vẽ Europa và con bò trắng, hiện nằm tại bảo tàng Tarquinia. Bình có niên đại khoảng 480 năm trước Công nguyên.

1 thg 6, 2013

GiÓ Sẽ NốI LờI

         Thơ KIỀU GIANG
alt
 
Ta về cuốc sỏi trồng hoa 
Chờ mai mệnh số, có mà tặng em 
Em xa biền biệt muôn rằm  
Vầng trăng chết đuối đã trăm năm rồi  

Xoay lưng nhật nguyệt ta ngồi  
Mai sau bạc tóc qua cầu đón em  
Em cười, nói với vầng trăng:  
Đời mơ chú cuội chị hằng đấy thôi
  

Ngày vui cười ở vành môi 
Giờ buồn cười giữa dòng trôi tháng ngày  
Ta ôm râu tóc xuống đời  
Trăm năm vàng đá đem mời nguyệt hoa
 
 
Thì thôi cùng với giang hà  
Chảy vào biển thẳm, trôi qua nghìn trùng  
Bóng em chìm giữa bão bùng  
Bóng ta chìm xuống vô thường mắt xanh
 
 
Tóc em ngày ấy hiền lành  
Đưa tay ta chải mây xanh cuối trời  
Mai sau gió sẽ nối lời  
Mây chìm đá nổi một đời ru em...
      KG 30/5/2013