Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

20 thg 10, 2013

Anh Đâu Còn Nơi Nào Để Đi...

Photo: Clyfford vẫn là người đi đầu trong thế hệ đầu tiên của chủ nghĩa biểu hiện . Người đã phát triển một phương pháp mới, mạnh mẽ cho hội họa ngay trong những năm sau chiến tranh thế giới II. Vẫn là thời bao gồm Philip Guston, Franz Kline, Willem de Kooning, Robert Motherwell, Barnett Newman, Jackson Pollock, và Mark Rothko. Mặc dù phong cách và phương pháp tiếp cận thế giới của các nghệ sĩ rất khác nhau, nhưng chủ nghĩa biểu hiện được đánh dấu bằng các hình thức trừu tượng, tạo biểu cảm và  quy mô hoành tráng, tất cả đều được sử dụng để truyền đạt các chủ đề phổ quát về sự sáng tạo, về cuộc đấu tranh để sống, và cái chết…một chủ đề có sự liên quan đáng kể đối với thế giới suốt những năm trong và sau Thế chiến II.  Trong hình ảnh này: diễn viên Jeremy Irons nhìn vào một bức tranh của Clyfford Still trong buổi lễ khai mạc triển lãm "Nghệ thuật ở Mỹ ba trăm năm đổi mới" tại Bảo tàng Mỹ thuật Pushkin ở Moscow. theo artdaily.com 23/6/2013

Trần gian mênh mông
gió trăng lẩn trong cát bụi vô thường
cùng ngọc nát văn chương
ngàn năm làm chiếc lá vàng trên lối đi
của loài mơ màng mộng mỵ

Ta lỡ yêu loài hoa diên vỹ
trong mộng tưởng xa xôi một ngày em thay thượng đế
lên ngôi trong ký ức bồng bềnh trên vành môi đêm thẳm.
 
Vầng trăng khuya muôn dặm lạnh lùng hoang liêu
soi vào câu thơ ta chết trong đợi chờ khắc khoải.
Em vô tình đùa bỡn trên vành môi đời bão tố muôn niên.
 
Ta cũng chẳng còn nơi nào để đi
vì sợi dây vô hình em đã siết chặt trái tim tội nghiệp trần gian
trong mỗi bước gian nan chìm trong thơ em
màu biển xanh thanh khiết.
 
Bàn tay em một đêm trăng sao vằng vặc
đưa lên bầu trời hái mất hồn ta,
em gửi vào những vì sao ngôn ngữ xa hoa ,
làm mây mưa xuống thơ ta ngàn năm ước ao cháy bỏng.
 
Cho nên, em ơi, dù trời cao biển rộng
cũng chẳng còn nơi nào là lối mộng cho anh.
         KG 22/9/2013

Không có nhận xét nào: