Con người sinh ra tự do nhưng ở đâu cũng có xiềng xích. J.J. ROUSSEAU.

10 thg 4, 2012

Văn Minh

Thành Roma nhìn từ trên không trung
Một nông dân Ai Cập cổ đang cày ruộng bằng cày có bò kéo
Văn minh Trái Đất trong vũ trụ
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minhhoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tính tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối.


Xã hội loài người phát triển từ thủa hoang dã cho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong một không gian rộng lớn của Trái đất và được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ, Cận ĐạiHiện Đại. Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Mayanền văn minh Andes.
Lịch sử loài người không ngừng phát triển và vận động. Ngày nay trên thế giới xuất hiện thêm nhiều nền văn minh hiện đại khác. Chưa kể đến gần 500 di sản thế giới nằm rải rác trên khắp thế giới đã được UNESCO xếp hạng và công nhận. Việc xếp hạng và công nhận vẫn còn tiếp tực bổ sung các di sản và các nền văn minh khác mới được phát hiện gần đây, cũng như đang hoàn thành dần các chứng cứ khảo cổ khác.
Lịch sử nhân loại cũng không thể không nhắc đến các nền văn minh nhỏ hơn, có sự giao thoa qua lại và chịu ảnh hưởng chi phối của dòng văn hóa lớn cũng tạo thành các sắc thái riêng. Riêng ở Đông Á phải kể đến các nền văn hóa như văn hóa Nhật Bản, văn hóa sông Hồng, văn hóa Khơme, văn hóa Tây Tạng, văn hóa Chăm...
Có một số nhà khoa học lại xếp loại các nền văn minh trên thế giới theo cách khác trên đây. Họ phân loại ra các nhóm: các nền văn minh suy tàn, các nền văn minh giao thoa, các nền văn minh thuần nhất v.v.., nhưng ngày nay phần đông các nhà khoa học đương nhiên công nhận một thực tế rằng, tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn, nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng, bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền văn minh suy tàn trước đó để lại, như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại toàn cầu. Điều này để tránh tranh luận không có hồi kết khi một vài nhà khoa học tranh cãi về nền văn minh Âi Cập. Họ lý luận rằng, nói đến nền văn minh Ai Cập thì phải nói đến yếu tố cổ đại trong đó, chứ không người ta hiểu nhầm về sự văn minh của Ai Cập ngày nay. Thực ra mà nói, người Ai Cập ngày nay có văn minh hay không? Có quá đi chứ, nhưng họ không còn được gọi theo địa danh Ai Cập nữa, mà phải gọi theo một tầm ảnh hưởng lớn hơn. Nhân loại ngày nay không sống trong các ốc đảo biệt lập như hàng năm trước đây nữa. Theo lập luận mới, trong vòng một trăm năm nữa (rất ngắn trong lịch sử loài người) loài người sẽ đạt đến một trình độ siêu văn minh: họ sẽ biết sống có trách nhiệm với trái đất của chúng ta, họ sẽ biết cân bằng năng lượng mà không gây ra khủng hoảng do ô nhiễm môi trường, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của các cư dân trên hành tinh, mà nguồn gốc thừa thiếu và mất công bằng là dẫn đến thảm họa chiến tranh, loài người sẽ ngừng phát triển về dân số khi đạt đến ngưỡng 8 tỷ dân trên hành tinh này và sẽ từ từ giảm xuống chỉ còn 4-5tỷ người trong 100 năm kế tiếp để cân bằng những gì mà bản thân Trái đất có thể cung cấp và tái sinh được?!. Và văn minh nhân loại, hay văn minh trái đất chỉ có thể lụi tàn, nếu một thảm họa nào đó từ bên ngoài vũ trụ giáng xuống đầu họ. Mọi chuyện đều có thể...
Một kiến trúc độc đáo Chămpa
Một góc sân bay Tokyo ngày nay
Thành phố New York hiện đại-biểu tượng của nền văn minh hiện đại

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Hiểu thế nào là nền văn minh

Theo nghĩa đúng nhất, một nền văn minh là một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội đồng nhất. Mọi cư dân sinh sống trong xã hội cùng một văn hoá, nhưng không phải tất cả mọi cư dân đều sống trong nền văn minh. Về mặt sử học, các nền văn minh có một số hoặc là tất cả các đặc điểm chính sau đây: (một vài khái niệm này do V. Gordon Childe đề xuất)
  • Trình độ kỹ thuật nông nghiệp đạt được mức độ cao, như là con người sử dụng sức mạnh, canh tác luân canh và biết sử dụng thủy lợi. Điều này giúp hình thành một tầng lớp nông dân tạo ra một lượng thặng dư về thực phẩm ngoài số lượng mà họ cần đến.
  • Một điều chính yếu là không phải toàn bộ cư dân dồn hết thời gian cho việc kiếm thức ăn. Việc này sẽ thức đẩy dẫn đến sự phân chia các tầng lớp cư dân. Như vậy xã hội sẽ dôi dư các lực lượng cư dân quan tâm đến các lĩnh vực không thuộc lao động trong nông nghiệp như, xây dựng, chiến tranh, khoa học hoặc tôn giáo. Điều này chỉ có thể đạt được nếu xã hội nói đến có một lượng thặng dư thức ăn dồi dào.
  • Sự tập trung của một lượng lớn sản phẩm phi nông nhiệp vào khu vực định cư cố định, gọi là đô thị.
  • Một hình thái tổ chức xã hội hình thành. Điều này cần phải có một thủ lĩnh hoặc là người đứng đầu các gia đình quý tộc hoặc là đảng phái để điều hành xã hội; hoặc là hình thái nhà nước, ở đó tầng lớp cai trị được sự hỗ trợ của một chính phủ hay quan lại. Sức mạnh chính trị phải được tập trung bên trong đô thị.
  • Thức ăn được vận hành bằng thể chế hóa của tầng lớp cai trị, chính phủ hay quan lại.
  • Thể chế phức tạp, xã hội trật tự như một sự ngăn nắp của tôn giáogiáo dục, đối nghịch với nó là một xã hội kém về tín ngưỡng và giáo dục thấp.
  • Sự phát triển của một hình thái phức tạp của nền kinh tế thương mại. Cái này đưa đến sự hình thành nền thương mại trên cơ sở sử dụng tiền tệ và khu thương mại tập trung - chợ.
  • Sự giàu có ở mức độ cao hơn một xã hội đơn lẻ.
  • Có sự phổ biến của các công nghệ mới do các lực lượng không bận bịu vào các công việc tìm kiếm thực phẩm. Trong rất nhiều nền văn minh sơ khởi, công nghệ luyện kim là một tiến bộ cốt lõi.
  • Có sự phát triển mạnh mẽ về hội họa, bao gồm cả chữ viết.

[sửa] Nền văn minh tương đồng với đặc trưng văn hóa

Nền văn minh có thể được hiểu như là văn hóa của một xã hội phức tạp. Ở mỗi xã hội, văn minh hoặc chưa, có được đặc trưng về tư tưởng và tập tục, có một phần vật chất và nghệ thuật, góp phần làm nên sự độc đáo. Các nền văn minh có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, và những tập tục đa dạng được kết hợp hài hòa. Nền văn minh có bản năng tự theo đuổi sự mở rộng, nhiều hơn, vươn xa, và phải có tiềm lực để đạt được những điều đó.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn còn một vài bộ lạc hoặc dân tộc vẫn chưa được văn minh. Điều này được gọi chung là lạc hậu, hoang dã. Họ không có phân tầng xã hội và chính trị, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống chữ viết hoặc tiền tệ. Một trật tự về sự tín ngưỡng có thể có, ví dụ như, họ tôn trọng người cao tuổi, chỉ là quan hệ mà không đưa đến việc xác lập quyền lực, đúng ra là sự giao kèo về quan hệ. Sự thống trị thực sự không tồn tại, hoặc ở một mức tối thiểu kiểu văn minh cai trị giống thói quen trong mỗi gia đinh.
Thế giới đã văn minh là sự phổ biến về nông nhiệp, chữ viết và tín ngưỡng đến các bộ lạc nguyên thủy, hoang dã. Một số bộ lạc có thể chấp nhận tiếp cận sự khai sáng. Nhưng văn minh luôn luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh: nếu một bộ lạc nào đó không chấp nhận sự truyền bá nông nghiệp hoặc từ chối tôn giáo-tín ngưỡng. Văn minh thường sử dụng tôn giáo như một cách biện minh cho hành động của mình, như là một hành động đi khai hóa cho người chưa văn minh, còn hoang dã hay có ý muốn cưỡng ép để truyền bá văn minh.
Tuy nhiên, sự đa dạng một nền văn hóa kết hợp với văn minh luôn luôn có xu hướng mở rộng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đôi khi đồng hóa chúng vào với nền văn minh (một ví dụ kinh điển là với Nền văn minh Trung Hoa cổ xưa đã ảnh hưởng đến Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam). Trong thực tế có rất nhiều nền văn minh có tầm lan tỏa rất rộng ở nhiều quốc gia và lãnh thổ.

[sửa] Chữ viết với văn minh nhân loại

[sửa] Văn hóa - nghệ thuật với văn minh nhân loại

[sửa] Tôn giáo với văn minh nhân loại

[sửa] Khoa học kỹ thuật với văn minh nhân loại

[sửa] Tư tưởng - triết học Đông và Tây

[sửa] Vai trò của lịch với văn minh nhân loại

[sửa] Những nhân vật kiệt xuất của nhân loại

[sửa] Các trận chiến lừng danh thế giới

  1. ^  Khoảng năm 1475 trước Công Nguyên, Trận Megiddo, quân Ai Cập do Pharaon Thutmosis III thân chinh thống lĩnh đại phá tan nát liên quân Canaan - Kadesh - Megiddo - Mitanni do đích thân vua xứ Kadesh chỉ huy.
  2. ^  Năm 1275 trước Công Nguyên, Trận Kadesh (trong chiến dịch phạt Syria lần thứ nhất của người Ai Cập), Pharaon Ai CậpRamesses II xuất chinh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước vua Muwatalli II nước Hittite.
  3. ^  Năm 490 trước Công Nguyên, Trận Marathon (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ nhất), quân Athena do danh tướng Miltiades chỉ huy đập tan cuộc xâm lăng của Đế quốc Ba Tư dưới thời vua Darius I.
  4. ^  Năm 481 trước Công Nguyên, Trận Thermopylae (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ hai), quân Sparta do đích thân vua Leonidas I thống suất chặn chân quân Ba Tư của vua Xerxes I.
  5. ^  Năm 480 trước Công Nguyên, Trận thủy chiến Salamis (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ hai), thủy binh các thành bang Hy Lạp do danh tướng Themistocles chỉ huy đánh tan tác thủy binh Ba Tư do vua Xerxes I thân chinh thống lĩnh.
  6. ^  Năm 479 trước Công Nguyên, Trận Plataea (trong Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư lần thứ hai), quân Sparta do danh tướng Pausanias chỉ huy nghiền nát quân Ba Tư của thống soái Mardonius.
  7. ^  Năm 371 trước Công Nguyên, Trận Leuctra (trong xung đột giữa các thành bang Hy Lạp), quân Thebes do hai danh tướng EpamonidasPelopidas cầm đầu đánh tan nát quân Sparta do đích thân vua Cleombrotus I chỉ huy.
  8. ^  Năm 338 trước Công Nguyên, Trận Chaeronea (trong xung đột giữa các thành bang Hy Lạp), vua xứ MacedoniaPhilippos II cùng Thái tử Alexandros xuất chinh đè bẹp liên quân Athena - Thebes.
  9. ^  Năm 333 trước Công Nguyên, Trận Issus (trong cuộc chinh phạt Ba Tư của Alexandros Đại Đế), quân Macedonia do đích thân vua Alexandros Đại Đế chỉ huy đánh tan tác quân Ba Tư do vua Darius III thân chinh cầm đầu.
  10. ^  Năm 331 trước Công nguyên, Trận Gaugamela (trong cuộc chinh phạt Ba Tư của Alexandros Đại Đế), quân Macedonia của vua Alexandros Đại Đế đè bẹp quân Ba Tư của vua Darius III.
  11. ^  Năm 326 trước Công Nguyên, Trận sông Hydaspes (trong cuộc chinh phạt Ấn Độ của Alexandros Đại Đế), quân Macedonia của vua Alexandros Đại Đế đánh tan tác quân Paurava của vua Porus.
  12. ^  Năm 280 trước Công Nguyên, Trận Heraclea (trong Chiến tranh Pyrros), quân Ipiros và các đồng minh Ý do vua Pyrros thân chinh thống lĩnh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân La Mã do quan Tổng tài Publius Valerius Laevinus chỉ huy.
  13. ^  Năm 272 trước Công Nguyên, Trận vây hãm Sparta (trong xung đột giữa các thành bang Hy Lạp cổ), quân Sparta do vua Areus I và Hoàng tử Acrotatus thống suất đánh lui cuộc tấn công của quân Ipiros do đích thân vua Pyrros chỉ huy.
  14. ^  Năm 216 trước Công Nguyên, Trận Cannae (trong Chiến tranh Punic lần thứ hai), danh tướng CarthageHannibal đè bẹp quân La Mã của quan Tổng tài Gaius Terentius Varro.
  15. ^  Năm 204 trước Công Nguyên, Trận Tỉnh Hình (trận Bối Thủy - Hàn Tín phá Triệu), quân nước Hán do danh tướng Hàn Tín chỉ huy đập tan nát quân Triệu của tướng Trần Dư.
  16. ^  Năm 202 trước Công Nguyên, trận Zama (trong Chiến tranh Punic lần thứ hai), danh tướng La Mã là Scipio Africanus đánh thắng quân Carthage của danh tướng Hannibal.
  17. ^  Năm 31 trước Công Nguyên, Trận thủy chiến Actium (trong nội chiến La Mã) thủy binh của Marcus Antonius bị thủy binh của Octavianus tiêu diệt hoàn toàn.
  18. ^  Năm 9, Trận rừng Teutoburg (trong Chiến tranh La Mã-German), liên minh các bộ lạc người German do đích thân tù trưởng Hermann chỉ huy hủy diệt quân La Mã do quan Tổng tài Publius Quinctilius Varus
  19. ^  Năm 101, Trận Tapae lần thứ hai (trong Chiến tranh Dacia), Hoàng đế La Mã là Traianus xuất chinh đánh thắng quân Dacia do đích thân vua Decebalus cầm đầu.
  20. ^  Năm 208, Trận Xích Bích (vào thời kỳ Tam Quốc, liên quân Thục - Ngô do Lưu BịTôn Quyền chỉ huy đánh tan tác quân Ngụy do Tào Tháo cầm đầu.
  21. ^  Năm 251, Trận Abrittus (trong Chiến tranh La Mã-German), người Goth do đích thân vua Cniva chỉ huy đánh tan nát quân La Mã do Hoàng đế Decius thân hành thống lĩnh.
  22. ^  Năm 268, Trận Naissus (trong Chiến tranh La Mã-German), quân La Mã do đích thân Hoàng đế Claudius Gothicus thống suất nghiền nát người Goth.
  23. ^  Năm 312, Trận cầu Milvian (trong nội chiến La Mã), Quân đội của Hoàng đế Constantinus I Đại Đế đánh thắng quân Hoàng đế Maxentius.
  24. ^  Năm 357, Trận Argentorum (trong Chiến tranh La Mã-German), Hoàng đế La Mã là Julianus xuất chinh đại phá tan nát người Alamanni do đích thân Thượng vương Chnodomar cầm đầu.
  25. ^  Năm 367, Trận Solicinium (trong Chiến tranh La Mã-German), quân La Mã do Hoàng đế Valentinianus I thân chinh thống lĩnh đánh tan nát người Alamanni.
  26. ^  Năm 378, Trận Hadrianopolis (trong Chiến tranh La Mã-German), người Goth do vua Fritigern thân chinh thống suất đánh tan tác quân Đông La Mã do đích thân Hoàng đế Valens cầm đầu.
  27. ^  Năm 451, Trận Chalons (trong cuộc xâm lược châu Âu của người Hung Nô), liên quân Tây La Mã - Tây Goth - Frank do danh tướng Flavius Aetius, vua Theodoric và vua Merovech chỉ huy đập tan nát liên quân Hung Nô - Đông Goth - Gepid do vua Attila, vua Valamir và vua Ardaric cầm đầu.
  28. ^  Năm 627, Trận Nineveh (trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba Tư), quân Đông La Mã do đích thân Hoàng đế Heraclius thống suất đánh thắng quân Ba Tư do Đại tướng Rhahzadh cầm đầu.
  29. ^  Năm 636, Trận Yarmouk (trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã), quân Rashidun do các danh tướng Khalid ibn al-Walid, Abu Ubaidah ibn al JarrahAmr ibn al-A'as thống lĩnh đại phá tan tành liên quân Đông La Mã - Ghassān do Hoàng đế Heraclius cùng các Đại tướng Theodore Trithyrius, Vahan và Jabalah ibn al-Aiham chỉ huy.
  30. ^  Năm 1014, Trận Kleidon (trong Chiến tranh Đông La Mã-Bulgaria), quân Đông La Mã do Hoàng đế Basil II cùng Đại tướng Nikephoros Xiphias nghiền nát bấy quân Bulgaria do Sa hoàng Samuel và Hoàng tử Gavril Radomir cầm đầu.
  31. ^  Năm 1071, Trận Manzikert (trong Chiến tranh Đông La Mã-Seljuk) quân Đại Seljuk do Sultan Alp Arslan thân chinh thống lĩnh nghiền nát bấy quân Đông La Mã do đích thân Hoàng đế Romanos IV Diogenes cầm đầu
  32. ^  Năm 1288, Trận thủy chiến Bạch Đằng (trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba), thủy binh nhà Trần do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy đè bẹp thủy quân nhà Nguyên của tướng Ô Mã Nhi.
  33. ^  Năm 1389, Trận Kosovo (trong Chiến tranh Serbia-Ottoman), quân Ottoman do Sultan Murad I thân chinh thống lĩnh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Serbia do đích thân vua Lazar cầm đầu.
  34. ^  Năm 1427, Trận Chi Lăng - Xương Giang (trong khởi nghĩa Lam Sơn), nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi và các công thần chỉ huy đè bẹp quân nhà Minh do tướng Liễu Thăng và nhiều tướng khác cầm đầu.
  35. ^  Năm 1444, Trận Varna (trong Chiến tranh Ottoman-Hungary), Đế quốc Ottoman của Sultan Murad II đập tan cuộc xâm lược của liên quân Ba Lan - Hungary do đích thân vua Władysław III thống lĩnh.
  36. ^  Năm 1453, Trận vây hãm Constantinopolis (trong Chiến tranh Ottoman-Đông La Mã), Sultan Ottoman là Mehmed II xuất chinh tiêu diệt hoàn toàn Đế quốc Đông La Mã của Hoàng đế Konstantinos VI.
  37. ^  Năm 1456, Trận vây hãm Beograd (trong Chiến tranh Ottoman-Hungary), quân Hungary do danh tướng János Hunyadi chỉ huy đánh thắng quân Ottoman do đích thân Sultan Mehmed II) cầm đầu.
  38. ^  Năm 1475, Trận Vaslui (trong Chiến tranh Ottoman-Moldavia, liên quân Moldavia - Hungary do Vương công Stefan Đại đế thân chinh chỉ huy đánh thắng quân Ottoman của viên đại thần Hadân Suleiman Pasha.
  39. ^  Năm 1538, Trận thủy chiến Preveza (trong Chiến tranh Ottoman-Venezia (1537–1540)), thủy binh Ottoman của Đại Đô đốc Barbarossa Hayreddin Pasha tiêu diệt thủy binh các nước Nam Âu do Đại Đô đốc Andrea Doria chỉ huy.# ^  Năm 1571, Trận thủy chiến Lepanto (trong Chiến tranh Ottoman-Venezia lần thứ năm), thủy binh các nước Nam Âu do thống soái Ritter Johann của Áo thống lĩnh đập tan tác thủy binh Ottoman của Đại Đô đốc Müezzinzade Ali Pasha.
  40. ^  Năm 1683, Trận Viên (trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ), quân Ba Lan - Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do vua Jan III Sobieski và Bá tước Ernst Rüdiger von Starhemberg chỉ huy đánh tan nát quân Ottoman do Đại Vizia Kara Mustafa Pasha cầm đầu.
  41. ^  Năm 1691, Trận Slankamen (trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ), Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do Ludwig Wilhelm, Bá tước xứ Baden-Baden chỉ huy đập tan nát quân Ottoman của Đại Vizia Köprülü Fazıl Mustafa Pasha.
  42. ^  Năm 1700, Trận Narva (trong Đại chiến Bắc Âu), quân Thụy Điển do đích thân vua Karl XII thống suất nghiền nát quân Nga do Nguyên soái Charles Eugène de Croÿ cầm đầu
  43. ^  Năm 1702, Trận Zenta (trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ), Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh của Vương công Eugène của Savoie nghiền nát quân Ottoman do đích thân Sultan Mustafa II cầm đầu.
  44. ^  Năm 1704, Trận Blenheim (trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha), quân Anh và Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do John Churchill, Quận công Marlborough thứ nhất và Vương công Eugène xứ Savoie chỉ huy nghiền nát liên quân Pháp - Bayern do Camille d'Hostun, Quận công TallardMaximilian II Emanuel, Tuyển hầu tước xứ Bayern.
  45. ^  Năm 1706, Trận Turin (trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha), liên quân Áo - Phổ] do Vương công Eugène xứ Savoie và Vương công Leopold I xứ Anhalt-Dessau thống lĩnh đè bẹp liên quân Pháp - Tây Ban Nha do Philippe II, Quận công xứ Orleans chỉ huy.
  46. ^  Năm 1706, Trận Ramilies (trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha), liên quân Anh - Hà Lan do John Churchill, Quận công Marlborough thứ nhất chỉ huy nghiền nát liên quân Pháp - Bayern của François de Neufville, Quận công Villeroi và Tuyển hầu tước Maximilian II Emanuel.
  47. ^  Năm 1709, Trận Poltava (trong Đại chiến Bắc Âu), quân Nga do đích thân Sa hoàng Pyotr Đại đế thống lĩnh nghiền nát quân Thụy Điển của vua Karl XII.
  48. ^  Năm 1711, Trận sông Pruth (trong Đại chiến Bắc Âu), liên quân Ottoman - Krym do Đại Vizia Baltacı Mehmet PashaHãn vương Devlet II Giray thống suất đại phá tan tác liên quân Nga - Moldavia do Sa hoàng Pyotr Đại Đế và Vương công Dimitrie Cantemir chỉ huy.
  49. ^  Năm 1715, trận vây hãm Stralsund, liên quân Phổ - Đan Mạch - Nga - Sachsen do vua Friedrich Wilhelm I, vua Frederik IV và Nguyên soái Aleksandr Danilovich Menshikov thống suất đại phá tan nát quân Thụy Điển của vua Karl XII và danh tướng Magnus Stenbock.
  50. ^  Năm 1742, Trận Mollwitz (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do nhà vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh đại thắng quân Áo do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen cầm đầu.
  51. ^  Năm 1745, Trận Hohenfriedberg (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do nhà vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh nghiền nát liên quân Áo - Sachsen do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen cầm đầu.
  52. ^  Năm 1745, Trận Hohenfriedberg (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh nghiền nát liên quân Áo - Sachsen do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen cầm đầu.
  53. ^  Năm 1745, Trận Hohenfriedberg (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh nghiền nát liên quân Áo - Sachsen do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen cầm đầu.
  54. ^  Năm 1745, Trận Soor (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ của vua Friedrich II Đại Đế đánh tan tác liên quân Áo - Sachsen của Vương công Karl Alexander xứ Lothringen và Georg Christian, Bá tước Lobkowitz.
  55. ^  Năm 1745, Trận Kesselsdorf (trong Chiến tranh Kế vị Áo), quân Phổ do Vương công Leopold I xứ Anhalt-Dessau thống suất đè bẹp liên quân Sachsen - Áo do Thống chế Friedrich August Rutowski chỉ huy.
  56. ^  Năm 1757, Praha (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do nhà vua Friedrich II Đại Đế đích thân cầm đầu giành chiến thắng đắt đỏ trước quân Áo của Vương công Karl Alexander xứ Lothringen.
  57. ^  Năm 1757, Trận Roßbach (trong Chiến tranh Bảy Năm), vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ xuất chinh đại phá tan nát quân Pháp - Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do Charles de Rohan, Vương công SoubiseJoseph Friedrich người xứ Sachsen-Hildburghausen cầm đầu.
  58. ^  Năm 1757, Trận Leuthen (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế chỉ huy đại phá tan tác quân Áo do Vương công Karl Alexander xứ Lothringen và Thống chế Leopold Joseph von Daun chỉ huy.
  59. ^  Năm 1758, Trận Zorndorf (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế cùng với các Trung tướng Friedrich Wilhelm von SeydlitzHans Joachim von Zieten thống suất đại thắng quân Nga do Đại tướng Wilhelm von Fermor chỉ huy.
  60. ^  Năm 1759, Trận Kunersdorf (trong Chiến tranh Bảy Năm), liên quân Nga - Áo do Nguyên soái Pyotr Semyonovich Saltykov và Phó Thống chế Ernst Gideon Freiherr von Laudon cầm đầu đại thắng quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế và Thống chế Friedrich Wilhelm von Seydlitz chỉ huy.
  61. ^  Năm 1760, Trận Liegnitz (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế thống lĩnh đập tan tác quân Áo do Thống chế Ernst Gideon Freiherr von Laudon cầm đầu
  62. ^  Năm 1760, Trận Torgau (trong Chiến tranh Bảy Năm), vua Friedrich II Đại Đế và Thống chế Hans Joachim von Zieten nước Phổ xuất chinh giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Áo do Thống chế Leopold Joseph von Daun cầm đầu.
  63. ^  Năm 1762, Trận Burkersdorf (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế thống suất đè bẹp quân Áo do Thống chế Leopold Joseph von Daun chỉ huy.
  64. ^  Năm 1762, trận vây hãm Schweidnitz (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do đích thân vua Friedrich II Đại Đế thống lĩnh quét sạch quân Áo.
  65. ^  Năm 1762, Trận Freiberg (trong Chiến tranh Bảy Năm), quân Phổ do Hoàng tử Heinrich và Thống chế Friedrich Wilhelm von Seydlitz chỉ huy đại phá tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh do Vương công Friedrich Carl zu Stolberg-Gedern cầm đầu.
  66. ^  Năm 1789, Trận Ngọc Hồi - Đống Đa, quân Tây Sơn (do Nguyễn Huệ chỉ huy) đánh thắng quân nhà Thanh.
  67. ^  Năm 1805, Trận Thủy chiến Trafalgar, Đệ nhất đế chế Pháp (dưới thời Napoléon Bonaparte) thua Anh (do đô đốc Horatio Nelson chỉ huy).
  68. ^  Năm 1805, Trận Ulm, quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte cầm đầu nghiền nát quân Áo do Tướng Karl Mack chỉ huy.
  69. ^  Năm 1805, Trận Austerlitz (Trận Tam Hoàng), quân Pháp do Hoàng đế Napoléon thân chinh thống suất đánh tan tác liên quân Nga - Áo do chính các Hoàng đế Aleksandr IFranz I cầm đầu.
  70. ^  Năm 1812, Trận Borodino, quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte thống lĩnh giành chiến thắng mang tính chiến thuật trước quân Nga do Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov chỉ huy
  71. ^  Năm 1815, Trận Waterloo, quân Pháp đại bại trước liên quân Anh, Phổ, Nga, Áo, Bỉ, Hà Lan...
  72. ^  Năm 1870, Trận Sedan, liên quân Phổ - Bayern do vua Wilhelm I, Thống chế Helmuth Karl Bernhard von MoltkeLudwig Freiherr von der Tann thống lĩnh đại phá tan tành quân Pháp do Hoàng đế Napoléon III và Thống chế Patrice MacMahon cầm đầu.
  73. ^  Năm 1905, Trận Thủy chiến Tsushima (Đối Mã), chiến tranh Nga-Nhật, hải quân đế quốc Nhật giành chiến thắng quyết định.
  74. ^  Năm 1914, Trận Liège (trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), Quân đội Đế chế Đức do Tướng [[Erich Ludendorff] chỉ huy đại thắng quân Bỉ do Tướng Gérard Leman cầm đầu
  75. ^  Năm 1914, Trận Biên giới (trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), quân Đức do Thống chế Helmuth Johann Ludwig von Moltke chỉ huy đập tan nát liên quân Pháp - Anh do Thống chế Joseph JoffreNgài John French cầm đầu.
  76. ^  Năm 1914, Trận sông Marne lần thứ nhất (trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), quân Đức do Thống chế Helmuth Johann Ludwig von Moltke cầm đầu bị liên quân Pháp - Anh của Thống chế Joseph Joffre và Ngài John French chặn đứng.
  77. ^  Năm 1915, Trận Gallipoli, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Ottoman đập tan tác liên quân Anh - Pháp.
  78. ^  Năm 1916, Trận Thủy chiến Jutland, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thủy binh Đức và Anh đánh nhau bất phân thắng bại.
  79. ^  Năm 1916, Trận Verdun, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức do Tướng Erich von Falkenhayn thống lĩnh và quân Pháp do Thống chế Philippe Pétain thống suất đánh nhau bất phân thắng bại.
  80. ^  Năm 1916, Trận sông Somme, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức do các Tướng Max von GallwitzFritz von Below chỉ huy đánh nhau bất phân thắng bại với liên quân Anh - Pháp do các Tướng Douglas HaigFerdinand Foch cầm đầu.
  81. ^  Năm 1917, Trận Aisne lần thứ hai, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân Đức do các Tướng Fritz von Below, Erich Ludendorff chỉ huy đại phá tan nát quân Pháp do các Tướng Robert NivelleCharles Mangin cầm đầu
  82. ^  Năm 1918, Trận sông Marne lần thứ hai, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, liên quân Anh - Pháp - Hoa Kỳ - Ý do Thống chế Ferdinand Foch chỉ huy đại thắng quân Đức do Tướng Erich Ludendorff cầm đầu.
  83. ^  Năm 1940, Trận Sedan (trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai), Quân đội Đức Quốc Xã do các Thống chế Gerd von Rundstedt, Ewald von Kleist và tướng Heinz Guderian chỉ huy đại phá tan nát liên quân Pháp - Anh do Maurice Gamelin, Charles HuntzigerPatrick Playfair cầm đầu.
  84. ^  Năm 1940, Trận Arras (trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai), Quân đội Đức Quốc Xã do Thống chế Erwin Rommel thống suất đập tan tác liên quân Anh - Pháp do Harold Franklyn chỉ huy.
  85. ^  Năm 1940, Trận Dunkirk (trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai), Quân đội Đức Quốc Xã do các Thống chế Gerd von Rundstedt và Ewald von Kleist thống lĩnh nghiền nát bấy liên quân Anh - Pháp - Bỉ do Lord Gort, Maxime WeygandRéne Prioux cầm đầu.
  86. ^  Năm 1941, Trận Trân Châu Cảng, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đánh Hoa Kỳ.
  87. ^  Năm 1942, Trận Midway, chiến tranh thế giới thứ hai, Không quân Hoa Kỳ thắng Nhật.
  88. ^  Năm 1942 - 1943, Chiến dịch Stalingrad, chiến tranh thế giới thứ hai, Đức thua Liên Xô.
  89. ^  Năm 1943, Chiến dịch Kursk, chiến tranh thế giới thứ hai, Đức thua Liên Xô.
  90. ^  Năm 1944, Trận chiến vịnh Leyte, chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ thắng Nhật.
  91. ^  Năm 1945, Chiến dịch Berlin, chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thắng Đức.
  92. ^  Năm 1945, Chiến dịch Mãn Châu, chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đánh Nhật, Nhật thua.
  93. ^  Năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Việt Nam thắng Pháp.
  94. ^  Năm 1975, Chiến dịch Tây Nguyên 1975, quân Việt Nam chống Hoa Kỳ xâm lược.
  95. ^  Năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh, quân Việt Nam chống Hoa Kỳ xâm lược.

[sửa] Các phát minh vĩ đại của con người

1651 - Giovan Battista Riccioli, người Italia nêu danh pháp các cấu tạo địa hình của mặt trăng.
1654 - Otto von Guericke thực hiện thí nghiệm với các bán cầu Mađeburg, chứng minh một cách hiển nhiên áp suất khí quyển. FermatPascal sáng tạo ra phép tính xác suất.
1655 - Christiaan Huygens phát hiện vành sao Thổvệ tinh đầu tiên của hành tinh này.
1656 - Chuyên luận đầy đủ đầu tiên về phép tính xác suất của Huygens.
1657 - Huygens phát minh ra con ngựa đồng hồ có neo.
1660 - Ở Luân Đôn, thành lập Hội Khoa học Hoàng gia.
1661 - Robert Boyle, người Anh định nghĩa nguyên tố hóa học trong chuyên luận Nhà hóa học hoài nghi. | Người Italia Marcello Malpighi phát hiện các mao mạch.
1662 - Cornelio Malvasia, người Italia phát minh dây chữ thập (dụng cụ quang học).
1665 - Robert Hooke, người Anh phát minh khí áp kế mặt chia độ. | M. Malpighi phát hiện các hồng cầu. | R. Hooke lần đầu tiên nêu khái niệm tế bào.
1666 - Những thí nghiệm đầu tiên của Isaac Newton về sự tán sắc ánh sáng trắng do lăng kính. | Thành lập Viện hàn lâm Khoa học ở Paris.
1667 - Thành lập Đài thiên văn Paris. Thử nghiệm ưu tiên chiếu sáng các đường phố Paris bằng đèn dùng nến.
1668 - Francesco Redi, người Italia bác bỏ khái niệm tự sinh.
1669 - Johann Joachim Becher, người Đức phát hiện ra êtylen. | Nicolas Sténon, người Đan Mạch đặt nền móng cho địa tầng họckiến tạo học. | Jan Swammerdan, người Hà Lan thực hiện những quan sát đầu tiên về giải phẫu của côn trùng.
1670 - Cân hai cánh tay đòn Roberval.
1671 - Newton chế tạo kính viễn vọng đầu tiên.
1672 - Những người Pháp J.D.Cassini, J.Picard và J.Richer đo khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời. Người Hà Lan Reinier de Graaf phát hiện các nang trứng.
1673 - Huygens định nghĩa lực li tâm và nêu những định luật của con lắc kép.
1675 - Nicolas Lémery, người Pháp phát hiện arsen. | Huygens sử dụng lò xo xoắn ốc trong đồng hồ. | Thành lập Đài thiên văn Greenwich.
1676 - Olaus Romer, người Đan Mạch thực hiện phép đo đầu tiên vận tốc ánh sáng. | Người Pháp Edme Mariotte nêu định luật về độ nén của các khí.
1677 - J.L.Ham, người Hà Lan phát hiện tinh trùng.
1679 - Denis Papin phát minh van an toàn, hoàn chỉnh nồi hấp (nồi Papin), tiền thân của nồi cao áp.
1686 - Trong công trình Historia plantarum, người Anh John Ray định nghĩa khái niệm loài thực vật và mô tả 18.655 loài cây. | Gottfried Wihelm Leibniz, người Đức trình bày những quy tắc cơ bản của phép tính vi phân.
1687 - Công trình Philosophiae naturalis principia mathematica của I. Newton. Định luật vạn vật hấp dẫn, phép tính tích phân.
1690 - Thuyết sóng ánh sáng của Huygens.
1693 - Leibniz đưa ra khái niệm định thức trong toán học.
1694 - Joseph Pitton de Tournefort, người Pháp, xác lập khái niệm giống trong thực vật học.
1696 - Chuyên luận đầy đủ đầu tiên về phép tính vi phân của người Pháp Guillaume de L'Hospital.
1697 - Thuyết nhiên tố của Georg Ernst Stahl, người Đức.
1698 - Thomas Savery, người Anh phát minh máy dùng để bơm nước, trong đó lần đầu tiên áp lực của hơi nước được sử dụng như động lực.
1700 - Thành lập Viện Hàn lâm khoa học Berlin.
1727 - James Bradley, người Anh phát hiện sự quang sai của ánh sáng.
1729 - Người Pháp Pierre Bouguer đặt những cơ sở của phép trắc quan. | Người Anh Stephen Gray phát hiện sự nhiễm điện do tiếp xúc và tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về chuyển tải điện. | Người Anh Chester Moor Hall chế tạo thấu kính tiêu sắc đầu tiên.
1732 - Henri Pitot phát minh ống mang tên ông dùng để đo áp suất trong một chất lưu, nếu phối hợp với việc đo áp suất tĩnh, cho phép tính vận tốc chảy của một chất lưu, cụ thể của không khí.
1733 - Xuất bản công trình Euclides ab omni naevo vindicatus của người Italia Giovanni Girolamo Saccheri, người mở đầu cho hình học phi Euclide. | Charles Francois de Cisternay Du Fay phát hiện hai loại nhiễm điện (dươngâm). | Người Anh Stephen Hales tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về áp lực động mạch ở động vật. | Người Anh John Kay phát minh thoi bay dùng trong máy dệt cơ khí.
1734 - Người Pháp Julien Le Roy phát minh lực kế. | Người Thụy Sĩ Leonhard Euler bắt đầu sử dụng khái niệm phương trình vi phân riêng. | Réaumur bắt đầu xuất bản công trình Kỷ yếu về lịch sử côn trùng (12 tập).
1735 - Công trình Systema naturae của người Thụy Điển Carl von Linné là công trình đầu tiên về sự phân loại động vật và thực vật. | Người Thụy Điển Georg Brandt tách được cobalt. | Người Anh Abraham Darby II xây dựng lò cao công nghiệp đầu tiên dùng than cốc.
1736 - Người Anh John Harrison phát minh thời kế hàng hải. | Công trình chuyên luận đầy đủ về cơ học của Euler, công trình lớn đầu tiên trong đó giải tích được áp dụng cho khoa học về chuyển động. | Năm sinh Charles de Coulomb, Joseph Louis de LagrangeJames Watt. | Người Anh C. Amyand báo cáo thành công đầu tiên về giải phẫu ruột thừa.
1737 - Người Pháp Jacques de Vaucanson chế tạo máy tự động đầu tiên Người chơi sáo ngang.
1738 - Công trình Hydrodynamica của người Thụy Sĩ Daniel Bernoulli: chuyên luận thủy động học, cơ sở của lí thuyết động học chất khí. | César Francois Cassini de Thury, Nicolas Louis de La Caille và Giovanni Domenico Maraldi tiến hành đo vận tốc của âm trong không khí, thực hiện giữa đồi MontmatreParisMontrhéry.
1739 - L. Euler triển khai số e thành chuỗi.
1740 - Người Thụy Sĩ Charles Bonnet phát hiện ra sự trinh sản ở con rệp (sự sinh sản do con cái thực hiện không giao cấu với con đực).
1742 - Người Anh Benjamin Robins phát minh con lắc thử đạn để đo vận tốc của đạn. | Công trình Chuyên luận của lưu tử của người Anh Colin Maclaurin nêu những công thức triển khai thành chuỗi mang tên ông. | Thang nhiệt độ bách phân của người Thụy Điển Anders Celsius.
1743 - Năm sinh người Pháp Antoine Laurent de Lavoisier. | Chuyên luận động lực học của người Pháp Jean Le Rond d'Alembert. | Lí thuyết Bộ mặt trái đất của người Pháp Alexis Caliraut.
1744 - L. Euler sáng tạo phép tính biến phân. | Pierre Louis Moreau de Maupertuis phát biểu nguyên lí tác dụng cực tiểu (đường đi của ánh sáng là con đường mà động lượng là cực tiểu) và đề ra mức định luật phổ biến của tự nhiên.
1745 - Người Hà Lan Petrus Van Masschenbroek và người Đức Ewald J.von Kleist đã chế tạo tụ điện đầu tiên một cách độc lập với nhau (chai Leyde). | J.de Vaucanson chế tạo máy dệt tự động đầu tiên.
1747 - Tu viện trưởng Jean Antoine Nollet phát minh điện nghiệm. | j.Bradley phát hiện dao động địa trục (dao động tuần hoàn của trục nối hai cực trái đất). | Người Đức Andreas Sigismund Marggraf sản xuất được đường củ cảitrạng thái rắn. | Người Pháp Francois Fresneau phát hiện cây cao su ở Guyane. | C.F.Cassini de Thury tiến hành lập một bản đồ lớn của nước Pháp, tỉ lệ xích 1/86400.
1748 - Tu viện trưởng Nollet phát hiện sự thẩm thấu. | L.Euler xuất bản công trình Nhập môn các đại lượng vô cùng nhỏ, coi hàm số là khái niệm cơ bản trên đó xây dựng toàn bộ bộ máy toán học.
1749 - Tập một của công trình Lịch sử tự nhiên của Georges Louis Leclerc, công tước Baffon. | A.S.Marggraf phát hiện axit fomic.
1750 - Nhập môn phân tích các đường cong đại số của người Thụy Sĩ Gabriel Cramer.
1751 - Những người Pháp Nicolas de La Caille và Joseph Jérôme Lefrancois de Lalande đo thị sai của Mặt trăng. | Người Thụy Điển Cronstedt phát hiện nikel. | Diderot xuất bản tập I của Bách khoa toàn thư.
1752 - Người Mĩ Benjamin Franklin phát minh ra cột thu lôi. | Người Đức Johann Andreas von Segner nêu lí thuyết mao dẫn.
1754 - Người Đức Andreas Sigismund Marggraf phát hiện alum, người Anh Joseph Black phát hiện khí cacbonic, và người Anh John Canton phát hiện sự cảm ứng điện.
1757 - Người Thụy Sĩ Albrecht von Haller chỉ ra rằng vận động của cơ bắp là do sự kích thích dây thần kinh và trung tâm nhận cảm và vận động nằm ở não. | Người Anh John Abrecht Dollond cải tiến các thấu kính tiêu sắc và phát minh kính tiêu sắc.
1759 - Người Italia Giovanni Arduino phân biệt ba mức tuổi của đá (kỉ cổ sinh, kỉ trung sinhkỉ đệ tam). | Người Pháp Christophe Philippe Oberkampf lập ra xưởng vải in (vải Jouy) đầu tiên ở Jouy-en-Josas gần Paris.
1760 - Người Pháp Jean Henri Lambert xác định những định luật quang kế. | Người Anh J.Black phân biệt nhiệt độ và nhiệt dung và đưa ra khái niệm nhiệt dung riêngtiềm nhiệt chuyển trạng thái.
1763 - Người Pháp Michel Adanson xuất bản công trình Họ tự nhiên của thực vật, trong đó ông chứng minh cần phải xét rất nhiều tính chất chứ không đơn giản chỉ xem xét hoa như Linné đã nghĩ để có thể phân loại tốt các loài thực vật.
1764 - Người Anh James Hargreaves chế tạo máy dệt cơ khí đầu tiên (spinning jenny).
1765 - Người Anh James Watt cải tiến máy hơi nước của Newcomen bằng cách thêm thiết bị ngưng.
1768 - J.H.Lambert chứng minh tính chất vô tỉ của số. | Người Pháp Gaspard Monge đặt cơ sở cho hình học họa hình.
1770 - Người Pháp Joseph Cugnot chế tạo xe chở hàng nặng chạy bằng hơi nước.
1771 - Người Anh Joseph Priestly và người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele cùng phát hiện oxy một cách độc lập.
1772 - Người Pháp Vandermonde phát triển nghiên cứu các định thức. Djohaun Elert Bode, người Đức, công bố hệ thức kinh nghiệm (định luật Tituis-Bode) cho biết các khoảng cách trung bình tương đối của các hành tinh trong hệ mặt trời tới Mặt trời. Daniel Rutherford, người Anh, tìm ra nitơ.
1773 - Người Pháp Pierre Simon de Laplace chứng minh rằng hệ mặt trời là bền về mặt cơ học.
1774 - C.W.Scheele phát hiện manganclo.
1775 - Người Pháp Antoine Laurnet de Lavoisier định nghĩa nguyên tố hóa học và chứng minh rằng oxy và nitơ là những đơn chất.
1871 - J. C. Maxwell phát triển lí thuyết động học theo đó áp suất của một chất khí do sự va chạm của các phân tử trong chất khí gây ra và nhiệt độ của chất khí là hàm số của tốc độ phân tử chất khí. | Người Đức Richard Dedekind sáng tạo lí thuyết các iđêan trong đại số học. | Người Ireland John Tyndall phát hiện hiện tượng đông lại của nước đá. | Người Bỉ chế tạo máy phát điện một chiều đầu tiên. | Người Mĩ Simon Ingersoll sáng chế búa hơi, người Anh Richard Leach Maddox phát hiện nhũ tương ánh bạc brômua-gelatin.
1872 - R. Dedekind trình bày lí thuyết các số vô tỉ | Người Đức Felix Klein áp dụng lí thuyết nhóm vào hình học. | Người Mĩ Henry Draper thu được bức ảnh phổ sao đầu tiên (sao Vega). | Lần đầu tiên trong xe lửa sử dụng phanh khí nén do người Mĩ George Westinghouse nghĩ ra. | Người Mĩ George Brayton đăng kí bằng sáng chế một động cơ chạy xăng. | Cáp xuyên đại dương đầu tiên được đặt giữa châu Âu và Nam Mĩ.
1873 - Charles Hermite nghiên cứu các hàm elliptic và chứng minh tính siêu việt của số Etal (tính không đại số). | Người Hà Lan Johannes Diderik van der Waals xác lập tính liên tục của các thể lỏng và khí. | Người Thụy Sĩ Hermann Fol cho những mô tả chính xác đầu tiên vầ các giai đoạn của sự phân chia tế bào (gián phân). | Người Na Uy Gerhard Hansen phát hiện trực khuẩn bệnh hủi. | Hippolyte Fontain thực hiện việc tải năng lượng điện đầu tiên ở Vienne (Áo). | Người Mĩ Philo Remington hoàn thiện và sản xuất hàng loạt máy chữ.
1874 - Người Đức Georg Cantor sáng tạo lí thuyết tập hợp. | Joseph Achille Le Bel và người Hà Lan Jacobus Henricus Van't Hoff sáng tạo hóa học lập thể. | Người Pháp Émile Baudor đăng kí bằng sáng chế một hệ thống điện tính nhanh.
1875 - Người Đức Oskar Hertwig đưa ra sự mô tả đúng đắn đầu tiên về quá trình thụ thai (hợp nhất nhân của trứng và của tinh trùng). | Người Mĩ Willard Gibbs phát biểu quy tắc pha quy định phương sai của một hệ hóa lí. | Người Pháp Francois Lacoq de Boisbaudran phát hiện gali. | Người Thụy Điển Alfred Nobel sáng chế đinamit-gôm. | Người Pháp Ferdinand Carré thực hiện việc chuyên chở thịt ướp lạnh lần đầu tiên trên đường dài (từ Buenos Aires đến Le Havre) bằng tày thủy mang tên Paraguay có trang bị hầm làm lạnh.
1876 - Người Mĩ Henry Augustus Rowland chứng minh rằng một điện tích di động tạo ra từ trường, qua đó chứng minh tĩnh điệnđiện động là một. | J.W.Gibbs mở rộng nhiệt động lực học sang hóa học và đưa ra khái niệm thế hóa học. | Người Mĩ Alexander Graham Bell sáng chế điện thoại. | Những người Đức Nikolaus Otto, Gotlieb DaimlerWilhelm Maybach chế tạo những động cơ đốt trong 4 kì đầu tiên. | Tàu thủy đầu tiên có những khoang làm lạnh, mang tên Frigorifique (để nhập cảng thịt từ Nam Mĩ) do người Pháp Charles Tellier trang bị. | Người Mĩ Melville Reube Bissel sáng chế chổi cơ học và người Pháp Paul Decauville sáng chế đường xe lửa khổ hẹp.
1877 - Người Áo Ludwig Boltzmann sáng tạo cơ học thống kê. | Người Đức Karl Mobius đưa ra khái niệm quần xã sinh vật (quần thể động vật và thực vật sống trong cùng một sinh cảnh, là láng giềng của nhau và phụ thuộc lẫn nhau). | Người Mĩ Asaph Hall phát hiện hai vệ tinh của sao Hỏa. | Người Pháp Charles Friedel và người Mĩ James Mason Crafts phát hiện một phương pháp tổng quát tổng hợp hữu cơ (phản ứng Friedel và Crafts) cho phép gắn các mạch nhánh vào nhân benzen. | Người Mĩ Thomas Alva Edison sáng chế máy quay đĩa cơ.
1878 - Người Đức Charles Sédillor đưa ra khái niệm vi trùng. | Louis Pasteur phát hiện tụ cầu khuẩn. | Người Mĩ David Edward Hughes sáng chế micro dùng than. | Người Đức Carl Benz chế tạo động cơ chạy nhiên liệu khí hai kì. | T. A. Edison hoàn chỉnh đèn dây tóc nóng sáng. | Người Thụy Điển Gustaf de Laval sáng chế máy li tâm. | Người Mĩ George Eastman sáng chế kính ảnh đầu tiên có lớp gelatin bạc clorua.
1879 - Người Anh William Crookes nghiên cứu sự phóng điện trong khí hiếm. | H. von Helmholtz chứng minh rằng điện có "cấu trúc hạt". | Người Đức Albert Neisser phát hiện lậu cầu. | L. Pasteur tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về chủng dự phòng bằng cách chủng các vi trùng (lên động vật). | Người Đức Hugo Kronecker cho ra đời dung dịch natri clorua đẳng trương. | Người Đức Werner von Siemens chế tạo xe lửa chạy điện đầu tiên.
1880 - Những người Pháp Pierre CuriePaul Jacques Curie phát hiện hiện tượng áp điện, và người Đức Emil Warburg phát hiện hiện tượng từ trễ. | Người Mĩ Edwin Herbett Hall phát hiện hiệu ứng được gọi theo tên ông (sự xuất hiện một điện trường trong một chất dẫn điện hay một chất bán dẫn dưới tác dụng của điện trường). | Người Mĩ Samuel Pierpont Langley sáng chế nhiệt kế bức xạ. | Người Đức Karl Eberth phát hiện trực khuẩn thương hàn và người Pháp Anpohnse Laveran phát hiện tác nhân gây bệnh sốt rét. | Người Pháp Aimé Laussedar sáng chế phép chụp ảnh lập thể (địa hình). | T.A. Edison thực hiện hệ thống phân phối điện đầu tiên trên tàu thủy chở khách xuyên Đại Tây Dương mang tên Columbia (tàu thủy đầu tiên được chiếu sáng bằng điện). | Người Mĩ Hermann Hollerith chế tạo máy thống kê dùng phiếu đục lỗ đầu tiên.
1901 - Người Nhật Takamine Jokichi cô lập hóc môn đầu tiên adrenalin. | Người Hà Lan Hugo De Vries đưa ra khái niệm đột biến trong sinh học. | Người Pháp Victor Grignard tìm ra các hợp chất cơ-magiê rất có ích trong tổng hợp hữu cơ. | Người Đức Jungner sáng chế ăc-quy điện cực sắt và kẽm. | Người Pháp Auguste Rateau chế tạo tuabin xung kích nhiều khoang mang tên ông.
1902 - Các công trình của những người Anh Ernest RutherfordFrederick Soddy về phóng xạ tự nhiên. | Người Pháp Paul Sabatier nghiên cứu các hiện tượng xúc tác hóa học và thực hiện tổng hợp mêtan. | Để giải thích sự truyền các tín hiệu vô tuyến điện trên Đại Tây Dương, người Mĩ A.E.Kenelly và người Anh Oliver Heaviside nêu giả thiết có một lớp dẫn điện trong tầng cao của khí quyển - tầng điện li - có tính chất phản xạ các sóng vô tuyến. | Người Đức Robert Bosch sáng chế phương pháp đánh lửa bằng manhêtô trong động cơ nhiệt. | Phát minh kính tiềm vọng cho tàu ngầm. | Cuộc thi Lépine đầu tiên ở Paris.
1903 - Nhừng người Đức Emil FischerJoseph von Mering đưa veronal, thuốc giảm đau đầu tiên vào điều trị. | Người Nga Ivan Petrovitch Pavlov lần đầu tiên trình bày những công trình của mình về phản xạ có điều kiện. | Người Áo Richard Zsigmondy và người Đức Henry Siedentopf chế tạo kính siêu hiển vi đầu tiên. | Người Hà Lan Willem Einthoven tìm ra phương pháp ghi điện tâm đồ. | Chuyến bay đầu tiên có sức đẩy và liên tục của một máy bay có động cơ của những người Mĩ Orville WrightWilbur Wright. | Người Nga Konstantine Edouarddovitch Tsiolkovski xuất bản công trình Thám hiểm các không gian vũ trụ bằng những thiết bị phản lực, cuốn sách trong đó trình bày lần đầu tiên những định luật chuyển động của tên lửa.
1904 - Bắt đầu những công trình của người Đức David Hilbert về những cơ sở của hình học. | Người Hà Lan Hendrick Antoon Lorentz công bố các công trình biến đổi liên hệ các độ dài, khối lượng và thời gian của hai hệ chuyển động thẳng đều so với nhau. | Người Anh John Ambrose Fleming phát minh ra điôt, Auguste và Louis Lumiere phát minh kính ảnh màu (chụp ảnh màu).
1905 - Những người Đức Erich HoffmanFritz Richard Schaudinn tìm ra tác nhân của bệnh giang mai. | Người Đức Albert Einstein giải thích hiệu ứng quang điện, chuyển động Brown và nêu thuyết tương đối hẹp. | Khai thác đầu tiên trong công nghiệp phương pháp in offset của người Mĩ Ira W. Rubel. | I. L. Fouché phát minh phương pháp hàn xì.
1906 - Người Nga Mikhail Semennovitch Tsvet tìm ra phương pháp sắc kí (phương pháp tách các cấu tử của một hỗn hợp). | Người Đức Walther Nernst phát biểu nguyên lí thứ ba của nhiệt động lực học (ở độ không tuyệt đối, entropy của tất cả các hệ đều bằng không). | E. Rutherford nhận ra các hạt là nhân hêli. | Người Đức Fritz Haber thực hiện tổng hợp amôniăc trong công nghiệp. | Người Mĩ Leo Baekeland phát minh bakêlit. | Đưa vào sử dụng đường hầm Simplon, đường hầm xe lửa dài nhất thế giới (19,8 km).
1907 - Khi thực hiện tổng hợp nhân tạo prôtêin cơ bản của lụa (gồm 18 axit amin), người Đức E.Fischer cung cấp chứng cứ rằng các prôtêin tạo nên cơ thể sinh vật gồm những chuỗi axit amin. | Người Pháp Pierre Weiss nêu lí thuyết về hiện tượng sắt từ. | Người Anh Frederick Soddy tìm ra hiện tượng đồng vị. | Người Italia Ettore Bellini phát minh máy rađa định hướng vô tuyến hiện ảnh và người Pháp Êdouard Belin phát minh máy điện báo truyền ảnh.
1908 - Người Đức Hermann Minkowski đưa ra khái niệm không-thời gian bốn chiều cho phép biểu diễn bằng hình học lí thuyết tương đối hẹp. | Người Đức Ernst Zermedo tiên đề hóa lí thuyết tập hợp. | Người Hà Lan Heike Kamerling Onnes hóa lỏng hêli ở -269⁰C. | Người Mĩ George Hale phát hiện từ tính của các vết đen mặt trời.
1909 - Người Pháp Louis Lapicque xác lập những định luật về khả năng chịu kích thích của các sợi thần kinh. | Người Đức Paul Ehrlich đưa ra cách điều trị hiệu quả đầu tiên chữa bệnh giang mai trên cơ sở các thuốc có gốc arsen. | Người Pháp Charles Nicolle phát hiện tác nhân phòng bệnh sốt chấy rận. | Người Đan Mạch Søren Sørensen đưa ra khái niệm pH (thế hiđrô). | Người Nam Tư Andrija Monorovičic phát hiện sự gián đoạn giữa vỏ ngoài cùng và lớp trong của Trái đất. | Người Pháp Louis Blériot vượt biển Manche lần đầu tiên bằng máy bay.
1910 - Người Mĩ Thomas Hunt Morgan bắt đầu xác lập thuyết nhiễm sắc thể về di truyền. | Người Đức Alfred Wilm tìm ra đuyra (hợp kim nhôm). | Người Pháp Henri Fabre thực hiện chuyến bay đầu tiên bằng thủy phi cơ.
(Theo Từ điển các phát minh và các nhà phát minh)

Không có nhận xét nào: